Chủ ngữ thường trả lời các câu hỏi: Ai? Cái gì ?, Con gì? Vị ngữ: nói chung đứng sa”u chủ ngữ, chỉ đặc điểm của chủ thể nói về chủ ngữ. Trả lời các câu hỏi “Làm gì?”, “Như thế nào?”, “Cái gì?”.

XEM THÊM: Hệ điều hành được lưu trữ ở đâu?

Chủ ngữ là một nội dung kiến thức quan trọng mà chúng ta được học trong chương trình Tiếng Việt. Tuy nhiên để hiểu rõ chủ ngữ là gì thì không phải ai cũng nắm rõ.

Vì thế, chúng tôi sẽ giúp quý bạn đọc hiểu rõ vấn đề này thông qua bài viết Chủ ngữ là gì?

Chủ ngữ là gì?

Chủ ngữ là thành phần chính của câu, là thành phần bắt buộc phải có để câu có cấu trúc hoàn chỉnh và diễn đạt được ý trọn vẹn, thành phần không bắt buộc phải có mặt được gọi là thành phần phụ. Ngoài chủ ngữ thì vị ngữ cũng là thành phần chính của câu.

Chủ ngữ của câu là bộ phận chính của câu kể tên sự vật, hiện tượng có hoạt động, tính chất, trạng thái, được miêu tả ở vị ngữ v.v … Chủ ngữ thường trả lời các câu hỏi: Ai? Cái gì? Con gì?

Chủ ngữ thường là danh từ, đại từ hoặc cụm danh từ. Trong một số trường cụ thể thì động từ, tính từ hoặc cụm động từ, cụm tính từ cũng có thể làm chủ ngữ.

Câu có thể có một hoặc nhiều chủ ngữ.

Ví dụ:

Bạn Lan rất ngoan ngoãn, vâng lời cô giáo và đạt kết quả học tập đáng ngưỡng mộ. Như vậy, trong câu trên thì bạn Lan chính là chủ ngữ.

Những chú chim đang hót ríu rít trên cành cây. Chủ ngữ trong câu này là những chú chim

Cô giáo là người mẹ hiền thứ hai của em. Như vậy cô giáo chính là chủ ngữ trong câu.

Vị ngữ là gì?

Như đã giới thiệu ở phần trên vị ngữ cũng là thành phần chính của câu, là thành phần bắt buộc phải có để câu có cấu trúc hoàn chỉnh và diễn đạt được ý trọn vẹn.

Vị ngữ là bộ phận chính của câu có thể kết hợp với các trạng ngữ chỉ quan hệ thời gian và trả lời các câu hỏi Làm gì? Làm thế nào, cái gì, nó là gì?

Vị ngữ thường là một động từ hoặc một cụm động từ, một tính từ hoặc một cụm tính từ, một danh từ hoặc một cụm danh từ. Trong câu có thể có một hay nhiều vị ngữ.

Ví dụ:

Bạn Lan rất ngoan ngoãn, vâng lời cô giáo và đạt kết quả học tập đáng ngưỡng mộ. Như vậy, rất ngoan ngoãn, vâng lời cô giáo và đạt kết quả học tập đáng ngưỡng mộ là vị ngữ của câu.

Những chú chim đang hót ríu rít trên cành cây. Vị ngữ trong câu này là đang hót ríu rít trên cành cây

Cô giáo là người mẹ hiền thứ hai của em. Như vậy người mẹ hiền thứ hai là vị ngữ.

Cách nhận biết chủ ngữ trong câu

Những dấu hiệu nhận biết chủ ngữ giúp chúng ta dễ dàng xác định được chủ ngữ một cách dễ dàng, hạn chế mất thời gian trong việc xác định.

Dấu hiệu nhận biết chủ ngữ: nói chung đứng trước vị ngữ trong câu và chỉ chủ thể được nói đến trong vị ngữ (hành động, trạng thái, tính chất …).

Chủ ngữ thường trả lời các câu hỏi: Ai? Cái gì ?, Con gì? Vị ngữ: nói chung đứng sa”u chủ ngữ, chỉ đặc điểm của chủ thể nói về chủ ngữ. Trả lời các câu hỏi “Làm gì?”, “Như thế nào?”, “Cái gì?”.

Ngoài chủ ngữ, vị ngữ thì chúng tôi sẽ giới thiệu cho quý bạn đọc về dấu hiệu nhận biết đối với thành phần phụ của câu.

Trạng ngữ: để dừng ở đầu, giữa hoặc cuối câu và nêu tình huống trong không gian, thời gian, hình thức, phương tiện, nguyên nhân, mục đích, v.v … trong đó sự việc được nói đến trong câu diễn ra.

Khởi ngữ đứng trước chủ ngữ, nêu lên và nhấn mạnh đề tài của câu và có thể kết hợp với các từ đối với … ở trước.

XEM THÊM: Vì sao lại chọn ngày 5/9 là ngày khai giảng năm học mới?

Định ngữ là gì?

Định ngữ là thành phần phụ trong câu, được sử dụng để bổ nghĩa cho danh từ hoặc cụm danh từ. Định ngữ có thể là một từ, một ngữ hoặc một cụm chủ vị.

Định ngữ bao gồm các loại chủ yếu sau:

– Định ngữ chỉ lượng:

Định ngữ chỉ lượng được tạo thành từ số từ, đại từ chỉ định, phụ từ.

– Định ngữ chỉ loại:

Định ngữ chỉ loại do danh từ vật thể (danh từ trung tâm có định ngữ là một danh từ chỉ đơn vị tự nhiên hay quy ước) tạo thành. Định ngữ chỉ loại kết hợp chặt chẽ với danh từ trung tâm, biểu thị sự vật được nêu trong câu.

– Định ngữ miêu tả:

Là định ngữ đứng sau danh từ trung tâm hoặc sau danh từ trung tâm và định ngữ chỉ loại. Các định ngữ này được dùng để chỉ các đặc điểm riêng của vật quy chiếu nêu ở cụm danh từ.

Định ngữ miêu tả do từ, cụm từ chính phụ, cụm từ đẳng lập hay cụm chủ vị và các cấu trúc ngữ pháp tương đương tạo thành. Định ngữ miêu tả kết nối trực tiếp hoặc gián tiếp (với danh từ trung tâm) bằng quan hệ từ.

– Định ngữ chỉ xuất:

Đứng ở cuối cụm danh từ, kết thúc cụm danh từ. Định ngữ chỉ xuất thường do đại từ chỉ định hoặc danh từ riêng tạo thành. Một số định ngữ miêu tả cũng có thể có tác dụng chỉ xuất sự vật do danh từ trung tâm biểu thị.

Chủ ngữ là gì? Cách nhận biết chủ ngữ trong câu
Chủ ngữ là gì? Cách nhận biết chủ ngữ trong câu

Trạng ngữ là gì?

Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, bổ sung ý nghĩa cho thành phần chính và là bộ phận của câu xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân,… của sự việc nêu trong câu.

Trạng ngữ là bộ phận trả lời cho các câu hỏi sau đây:

+ Trạng ngữ là bộ phận trả lời cho các câu hỏi: Khi nào? Ở đâu ?, Vì sao ?

+ Bộ phận trả lời cho câu hỏi: Khi nào? là trạng ngữ chỉ thời gian.

+ Bộ phận trả lời cho câu hỏi: Ở đâu? là trạng ngữ chỉ nơi chốn.

+ Bộ phận trả lời cho câu hỏi: Vì sao? là trạng ngữ chỉ nguyên nhân.

Cách xác định đúng chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong câu

Bài tập về chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ không quá khó khăn nếu chúng ta đã hiểu đúng về khái niệm. Dưới đây là một số cách giúp các bạn học sinh có thể dễ dàng hoàn thành tốt bài thi phần luyện tập từ & câu này.

– Cách nhận biết chủ ngữ:

  • Thành phần này sẽ trả lời cho câu hỏi Ai? Con gì? Cái gì? Sự vật gì? Hiện tượng gì?
  • Ví dụ: Linh là bạn thân nhất của tôi. Linh (chủ ngữ) trả lời cho câu hỏi Ai là bạn thân nhất của tôi.

– Cách nhận biết vị ngữ:

  • Vị ngữ sẽ trả lời cho nhóm câu hỏi Là gì? Làm gì? Như thế nào? Ngoài ra, bạn có thể nhận biết vị ngữ qua từ là để nối với chủ ngữ.
  • Ví dụ: Linh là bạn thân nhất của tôi. Bạn thân nhất của tôi (Vị ngữ) trả lời cho câu hỏi Linh là ai.

– Cách nhận biết trạng ngữ:

  • Để xác định đúng trạng ngữ chúng ta sẽ trả lời cho các câu hỏi Ở đâu? Khi nào? Bằng cái gì? Để làm gì?. Đồng thời trạng ngữ thường đứng ở vị trí đầu câu sẽ được ngăn cách qua dấu phẩy, và có thêm từ nối nếu ở giữa câu.
  • Ví dụ: Ngày mai, lớp tôi đi du lịch. Ngày mai (trạng ngữ) trả lời cho câu hỏi khi nào?

Bài tập xác định Chủ ngữ, Vị ngữ, Trạng ngữ

1. Qua khe dậu, ló ra mấy quả đỏ chói.

2. Những tàu lá chuối vàng ối xoã xuống như những đuôi áo, vạt áo.

3. Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt vào mưa rây bụi mùa đông, những chùm hoa khép miệng bắt đầu kết trái.

4. Sự sống cứ tiếp tục trong âm thầm, hoa thảo quả nảy dưới gốc gây kín đáo và lặng lẽ.

5. Đảo xa tím pha hồng.

6. Rồi thì cả một bãi vông lại bừng lên, đỏ gay đỏ gắt suốt cả tháng tư.

7. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng một mái chùa cổ kính.

8. Hoa móng rồng bụ bẫm như mùi mít chín ở góc vườn nhà ông Tuyên.

9. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí đó không bao giờ thay đổi.

10. Tôi rảo bước và truyền đơn cứ từ từ rơi xuống.

11. Chiều chiều, trên triền đê, đám trẻ mục đồng chúng tôi thả diều.

12. Tiếng cười nói ồn ã.

13. Hoa lá, quả chín, những vạt nấm ẩm ướt và con suối chảy thầm dưới chân đua nhau toả mùi thơm.

14. Sau tiếng chuông chùa, mặt trăng đã nhỏ lại, sáng vằng vặc.

15. Dưới ánh trăng, dòng sông sáng rực lên, những con sóng nhỏ vỗ nhẹ vào hai bờ cát.

16. Ánh trăng trong chảy khắp cành cây kẽ lá, tràn ngập con đường trắng xoá.

17. Cái hình ảnh trong tôi về cô, đến bây giờ, vẫn còn rõ nét.

18. Ngày tháng đi thật chậm mà cũng thật nhanh.

19. Đứng bên đó, Bé trông thấy con đò, xóm chợ, rặng trâm bầu và cả những nơi ba má Bé đang đánh giặc.

20. Một bác giun bò đụng chân nó mát lạnh hay một chú dế rúc rích cũng khiến nó giật mình, sẵn sàng tụt xuống hố sâu.

21. Những con bọ nẹt béo núc, mình đầy lông lá giữ tợn bám đầy các cành cây.

22. Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà, biển đổi sang màu xanh lục.

23. Trên nền cát trắng tinh, nơi ngực cô Mai tì xuống đón đường bay của giặc, mọc lên những bông hoa tím.

24. Từ phía chân trời, trong làn sương mù, mặt trời buổi sớm đang từ từ mọc lên.

25. Giữa đồng bằng xanh ngắt lúa xuân, con sông Nậm Rốm trắng sáng có khúc ngoằn ngoèo, có khúc trườn dài.

26. Rải rác khắp thung lũng, tiếng gà gáy râm ran.

27. Ngoài đường, tiếng mưa rơi lộp độp, tiếng chân người chạy lép nhép.

28. Trong sương tối mịt mùng, trên dòng sông mênh mông, chiếc xuồng của má Bảy chở thương binh lặng lẽ xuôi dòng.

29. Sống trên cái đất mà ngày xưa, dưới sông “cá sấu cản trước mũi thuyền”, trên cạn “hổ rình xem hát” này, con người phải thông minh và giàu nghị lực.

30. Buổi sáng, ngược hướng chúng bay đi tìm ăn và buổi chiều theo hướng chúng bay về ổ, con thuyền sẽ tới được bờ.

31. Mỗi lần Tết đến, đứng trước những cái chiếu bày tranh làng Hồ giải trên các lề phố Hà Nội, lòng tôi thấm thía một nỗi biết ơn đối với những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân.

32. Hồi còn đi học, Hải rất say mê âm nhạc.

Trả lời:

1. Qua khe dậu (TN),// ló ra (VN) //mấy quả đỏ chói (CN)

2. Những tàu lá chuối (CN)// vàng ối xoã xuống như những đuôi áo, vạt áo (VN)

3. Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt và mưa rây bụi mùa đông (TN)//, những chùm hoA (CN)// khép miệng bắt đầu kết trái (VN)

4. Sự sống (CN)// cứ tiếp tục trong âm thầm, hoa thảo quả nảy dưới gốc gây kín đáo và lặng lẽ (VN)

5. Đảo xa (CN)// tím pha hồng (VN)

6. Rồi thì (TN)// cả một bãi vông (CN)// lại bừng lên, đỏ gay đỏ gắt suốt cả tháng tư (VN)

7. Dưới bóng tre của ngàn xưa (TN)//, thấp thoáng một mái chùa (CN)// cổ kính (VN)

8. Hoa móng rồng (CN)// bụ bẫm như mùi mít chín ở góc vườn nhà ông Tuyên (VN)

9. Sông (CN1)// có thể cạn (VN1)//, núi (CN2)// có thể mòn (VN2), song chân lí đó (CN3)// không bao giờ thay đổi (VN3)

10. Tôi (CN)// rảo bước và truyền đơn cứ từ từ rơi xuống (VN)

11. Chiều chiều, trên triền đê (TN)// đám trẻ mục đồng chúng tôi (CN)// thả diều (VN)

12. Tiếng cười nói (CN)// ồn ã (VN)

13. Hoa lá, quả chín, những vạt nấm ẩm ướt và con suối chảy thầm dưới chân (CN)// đua nhau toả mùi thơm (VN)

14. Sau tiếng chuông chùa (TN)// mặt trăng (CN)// đã nhỏ lại, sáng vằng vặc (VN)

15. Dưới ánh trăng (TN)// dòng sông (CN1)// sáng rực lên (VN1)// những con sóng nhỏ (CN2)// vỗ nhẹ vào hai bờ cát (VN2)

16. Ánh trăng trong (CN)// chảy khắp cành cây kẽ lá, tràn ngập con đường trắng xoá (VN)

17. Cái hình ảnh trong tôi về cô (CN)// đến bây giờ, vẫn còn rõ nét (VN)

18. Ngày tháng (CN)// đi thật chậm mà cũng thật nhanh (VN)

19. Đứng bên đó (TN)//, Bé (CN)// trông thấy con đò, xóm chợ, rặng trâm bầu và cả những nơi ba má Bé đang đánh giặc (VN)

20. Một bác giun bò đụng chân nó mát lạnh hay một chú dế rúc rích (CN)// cũng khiến nó giật mình, sẵn sàng tụt xuống hố sâu (VN)

21. Những con bọ nẹt béo núc, mình đầy lông lá giữ tợn (CN)// bám đầy các cành cây (VN)

22. Trưa (TN)// nước biển (CN1)// xanh lơ (VN2)// và khi chiều tà (TN)// biển (CN2)// đổi sang màu xanh lục (VN2)

23. Trên nền cát trắng tinh, nơi ngực cô Mai tì xuống đón đường bay của giặc (TN)// mọc lên (VN)// những bông hoa tím (CN)

24. Từ phía chân trời, trong làn sương mù (TN) mặt trời buổi sớm (CN)// đang từ từ mọc lên (VN)

25. Giữa đồng bằng xanh ngắt lúa xuân (TN)// con sông Nậm Rốm (CN) trắng sáng có khúc ngoằn ngoèo, có khúc trườn dài (VN)

26. Rải rác khắp thung lũng (TN)// tiếng gà gáy (CN)// râm ran (VN)

27. Ngoài đường (TN)// tiếng mưa rơi (CN1)// lộp độp (VN1)// tiếng chân người chạy (CN2)// lép nhép (VN2)

28. Trong sương tối mịt mùng, trên dòng sông mênh mông (TN) chiếc xuồng của má Bảy (CN)// chở thương binh lặng lẽ xuôi dòng (VN)

29. Sống trên cái đất mà ngày xưa, dưới sông “cá sấu cản trước mũi thuyền”, trên cạn “hổ rình xem hát” này (TN)// con người (CN)// phải thông minh và giàu nghị lực (VN)

30. Buổi sáng, ngược hướng chúng bay đi tìm ăn và buổi chiều theo hướng chúng bay về ổ (TN)// con thuyền (CN)// sẽ tới được bờ (VN)

31. Mỗi lần Tết đến, đứng trước những cái chiếu bày tranh làng Hồ giải trên các lề phố Hà Nội (TN)// lòng tôi (CN)// thấm thía một nỗi biết ơn đối với những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân (VN)

32. Hồi còn đi học (TN) Hải (CN) rất say mê âm nhạC (VN)

>> Tham khảo thêm: Bài tập xác định chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong câu

Bài tập xác định Định ngữ, Bổ ngữ, Trạng ngữ

Câu 1. Em hãy bổ sung thêm trạng ngữ phù hợp cho các câu sau, gạch chân dưới trạng ngữ đó và cho biết đó là loại trạng ngữ gì.

– Em đi học vẽ.

– Bông hoa nở rực rỡ.

– Vườn rau tươi tốt, xanh rờn.

– Thầy giáo chấm bài thi của cả lớp.

Trả lời:

Học sinh tham khảo các câu sau:

– Em đi học vẽ.

  • Buổi chiều, em đi học vẽ. → Trạng ngữ chỉ thời gian
  • Em đi học vẽ ở trung tâm. → Trạng ngữ chỉ nơi chốn

– Bông hoa nở rực rỡ.

  • Bông hoa nở rực rỡ ở giữa khu vườn. → Trạng ngữ chỉ nơi chốn
  • Nhờ được chăm sóc đầy đủ, bông hoa nở rực rỡ → Trạng ngữ chỉ nguyên nhân

– Vườn rau tươi tốt, xanh rờn.

  • Vườn rau tươi tốt, xanh rờn nhờ đôi bàn tay của mẹ. → Trạng ngữ chỉ nguyên nhân
  • Trước sân nhà, vườn rau tươi tốt, xanh rờn. → Trạng ngữ chỉ nơi chốn

– Thầy giáo chấm bài thi của cả lớp.

  • Chiều nay, thầy giáo chấm bài thi của cả lớp → Trạng ngữ chỉ thời gian
  • Thầy giáo chấm bài thi của cả lớp suốt buổi chiều → Trạng ngữ chỉ thời gian

Câu 2. Em hãy gạch chân dưới các trạng ngữ có trong các câu sau, và cho biết đó là loại trạng ngữ gì?

a) Vào ngày Tết, người ta thường bày bánh kẹo, hạt mứt để mời những người khách quý đến chơi nhà.

b) Những đứa trẻ đang vui vẻ nhảy nhót trên bãi cỏ phía sau trường.

c) Bằng sự nỗ lực không ngừng nghỉ của mình, Hùng đã trở thành bạn học sinh có điểm số môn Toán cao nhất lớp.

d) Vì còn sớm, nên cái Hà đã tranh thủ ngủ thêm một giấc trước khi chuẩn bị đến trường.

e) Đã 6 giờ, mà trời vẫn còn tối lắm.

f) Tại căn phòng này, thầy Tiến đã dạy chúng em tiết học đầu tiên.

Trả lời:

a) Vào ngày Tết, người ta thường bày bánh kẹo, hạt mứt để mời những người khách quý đến chơi nhà. → Trạng ngữ chỉ thời gian

b) Những đứa trẻ đang vui vẻ nhảy nhót trên bãi cỏ phía sau trường. → Trạng ngữ chỉ địa điểm (nơi chốn)

c) Bằng sự nỗ lực không ngừng nghỉ của mình, Hùng đã trở thành bạn học sinh có điểm số môn Toán cao nhất lớp. → Trạng ngữ chỉ phương tiện

d) Vì còn sớm, nên cái Hà đã tranh thủ ngủ thêm một giấc trước khi chuẩn bị đến trường. → Trạng ngữ chỉ nguyên nhân

e) Đã 6 giờ, mà trời vẫn còn tối lắm. → Trạng ngữ chỉ thời gian

f) Tại căn phòng này, thầy Tiến đã dạy chúng em tiết học đầu tiên. → Trạng ngữ chỉ địa điểm (nơi chốn)

Câu 3. Em hãy bổ sung thêm thành phần bổ ngữ cho các câu sau để làm rõ nội dung câu:

a) Mùa hè, trời nóng.

b) Cu Tí chạy bộ.

c) Dòng sông chảy.

d) Không khí yên ắng.

e) Đèn đường chiếu sáng.

Trả lời:

a) Mùa hè, trời nóng. → Gợi ý: Mùa hè, trời nóng bức đến khó chịu.

b) Cu Tí chạy bộ. → Gợi ý: Cu Tí chăm chỉ chạy bộ.

c) Dòng sông chảy. → Gợi ý: Dòng sông chảy xiết lắm.

d) Không khí yên ắng. → Gợi ý: Không khí yên ắng đến mức có thể nghe thấy tiếng thở của mình.

e) Đèn đường chiếu sáng. → Gợi ý: Đèn đường chiếu sáng rực rỡ cả không gian.

Câu 4. Xác định định ngữ trong những câu sau:

a. Bà tôi có mái tóc bạc trắng

b. Chị Hai có dáng người cao thon thả

c. Quyển sách anh Năm tặng rất hay.

Trả lời:

a. Bà tôi có mái tóc bạc trắng

→ Định ngữ: bạc trắng

b. Chị Hai có dáng người cao thon thả

→ Định ngữ: cao thon thả

c. Quyển sách anh Năm tặng rất hay.

→ Định ngữ: anh Năm tặng

Câu 5. Xác định bổ ngữ trong những câu sau:

a. Mai rất hòa đồng với các bạn trong lớp.

b. Cơn bão số 7 thổi mạnh làm quật ngã hết cây.

Gợi ý:

a. Mai rất hòa đồng với các bạn trong lớp.

→ Bổ ngữ: rất

b. Cơn bão số 7 thổi mạnh làm quật ngã hết cây.

→ Bổ ngữ: thổi mạnh

Câu 6. Thêm trạng ngữ thích hợp vào câu:

1. ……………., ve kêu ra rả

2. ……………, nước sông đục ngầu

3. ……….., ong bướm bay lượn rộn ràng

Trả lời:

Ta thêm như sau

1. Mùa hè, ve kêu ra rả

(hoặc Trong các vòm cây xanh, ve kêu ra rả)

2. Vì ô nhiễm môi trường, nước sông đục ngầu

3. Trong các vườn hoa, ong bướm bay lượn rộn ràng

(hoặc Buổi sáng, ong bướm bay lượn rộn ràng)

Trên đây là nội dung bài viết về Chủ ngữ là gì? Chúng tôi hi vọng rằng những chia sẻ từ bài viết sẽ hữu ích và giúp quý bạn đọc hiểu rõ được nội dung này. Nếu có thắc mắc về vấn đề này xin vui lòng liên hệ chúng tôi để được giải đáp.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

[twwr-whatsapp-chat id="2978"]