Đơn xin xác nhận tạm trú là mẫu đơn được sử dụng khi công dân thực hiện thủ tục hành chính tại cơ quan công an xã, phường, thị trấn địa phương. LVạn Luật cung cấp và hướng dẫn khách hàng xử lý, soạn thảo mẫu đơn xin xác nhận tạm trú theo quy định mới nhất hiện nay:

XEM THÊM:Mẫu Giấy Đề Nghị Thanh Toán Mới Nhất 2022

Tạm trú là nơi sinh sống tạm thời, có thời hạn ngoài nơi thường trú của công dân. Việc xác nhận tạm trú là một trong những thủ tục không ít người phải thực, dưới đây là cách điền mẫu đơn xin xác nhận tạm trú.

1. Mẫu đơn xin xác nhận tạm trú

Đơn xin xác nhận tạm trú là mẫu đơn được sử dụng khi bạn đang cần làm thủ tục hành chính cho mình hoặc gia đình có yêu cầu xác nhận thông tin tạm trú. Mẫu đơn xin xác nhận tạm trú sau đó sẽ được Công an Phường, xã nơi bạn đăng ký tạm trú xác nhận.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——–o0o——–

 

ĐƠN XIN XÁC NHẬN TẠM TRÚ

 

Kính gửi: Công an phường/xã/thị trấn……………………………………………….

Tôi tên là:………………………………………………………………………………………..

Ngày sinh:……………………………………………………………………………………….

Số CMND:………………………….Tại Công an:……………..Cấp ngày:………….

Địa chỉ thường trú:…………………………………………………………………………..

Chỗ ở hiện nay:……………………………………………………………………………….

Nay tôi làm đơn này kính xin Ban Công an phường/xã/thị trấn………………xác nhận cho tôi đã tạm trú tại địa này từ ngày……………………….cho đến nay.

Lý do:………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………..

Tôi xin chân thành cám ơn!

Xác nhận của Công an phường/xã/thị trấn      ……………………, ngày……tháng……năm……..
Người làm đơn

 

2. Hướng dẫn làm đơn xin xác nhận tạm trú   

1. Kính gửi: Công an Phường/Xã/Thị trấn…: nơi mà người làm đơn muốn xin xác nhận tạm trú ở địa phương đó.

2. Tôi tên là: họ tên đầy đủ của người làm đơn.

3. Ngày sinh: ghi rõ ngày tháng năm sinh người làm đơn.

4. Số CMND:……..Tại Công an:……..Cấp ngày:…… ghi rõ cụ thể (nếu không rõ nơi cấp là công an nào hoặc ngày cấp bao nhiêu có thể xem ở mặt sau của chứng minh thư)

5. Địa chỉ thường trú: địa chỉ ghi trên sổ hộ khẩu của của người làm đơn.

6. Chỗ ở hiện nay: chỗ bạn đang sinh sống và làm việc.

7. Nay tôi làm đơn này kính xin Ban Công an phường/xã/thị trấn…………xác nhận cho tôi đã tạm trú ở địa chỉ này từ ngày…………cho đến nay: ghi rõ tên Công an xác nhận và ngày tháng năm bắt đầu tạm trú

8. Lý do: ghi cụ thể và rõ ràng.

9. Kí và ghi rõ họ tên. Sau đó mang đến Công an phường/xã/thị trấn để xác nhận đơn.

3. Khi nào phải đăng ký tạm trú ?

Theo khoản 2 Điều 30 Luật Cư trú 2006, người đang sinh sống, làm việc, học tập tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn nhưng không thuộc trường hợp được đăng ký thường trú tại địa phương đó thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày đến phải đăng ký tạm trú tại công an xã, phường, thị trấn.

Trường hợp đã đăng ký tạm trú nhưng không sinh sống, làm việc, học tập tại nơi đã đăng ký tạm trú thì người đó sẽ bị xóa tên trong sổ đăng ký tạm trú.

Cập nhật đơn xác nhận tạm trú mới nhất hiện nay!
Cập nhật đơn xác nhận tạm trú mới nhất hiện nay!

4. Thủ tục đăng ký trước ngày 1/7/2022

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ tiến hành thủ tục đăng ký tạm trú trước 01/7/2021 gồm:

– Bản khai nhân khẩu (mẫu HK01);

– Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu (mẫu HK02);

– Giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp (trừ trường hợp được chủ hộ có sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú đồng ý cho đăng ký tạm trú thì không cần xuất trình giấy tờ về chỗ ở).

Trường hợp thuê, mượn, ở nhờ chỗ ở hợp pháp thì khi đăng ký tạm trú phải có ý kiến đồng ý cho đăng ký tạm trú của người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ tại phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, ký, ghi rõ họ tên và ngày, tháng, năm.

– Xuất trình chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi người đó đăng ký thường trú.

XEM THÊM: Mẫu giấy biên nhận tiền mặt chuẩn và mới nhất 2022

Giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký tạm trú:

Theo Điều 6 Nghị định 31/2014/NĐ-CP, giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký tạm trú là một trong những giấy tờ sau:

* Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu:

– Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở do cơ quan có thẩm quyền cấp qua các thời kỳ;

– Giấy tờ về quyền sử dụng đất ở (đã có nhà ở trên đất đó);

– Giấy phép xây dựng (đối với trường hợp phải cấp giấy phép);

– Hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước hoặc giấy tờ về hóa giá thanh lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;

– Hợp đồng mua nhà ở hoặc giấy tờ chứng minh việc đã bàn giao nhà ở, đã nhận nhà ở của doanh nghiệp có chức năng kinh doanh nhà ở đầu tư xây dựng để bán;

– Giấy tờ về mua, bán, tặng, cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở có công chứng hoặc chứng thực của UBND cấp xã;

– Giấy tờ về giao tặng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết, cấp nhà ở, đất ở cho cá nhân, hộ gia đình di dân theo kế hoạch của Nhà nước hoặc các đối tượng khác;

– Giấy tờ của Tòa án hoặc cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền giải quyết cho được sở hữu nhà ở đã có hiệu lực pháp luật;

– Giấy tờ có xác nhận của UBND cấp xã về nhà ở, đất ở không có tranh chấp quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở nếu không có một trong các giấy tờ nêu trên;

– Giấy tờ chứng minh về đăng ký tàu, thuyền, phương tiện khác thuộc quyền sở hữu và địa chỉ bến gốc của phương tiện sử dụng để ở.

* Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ chỗ ở hợp pháp:

– Văn bản cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ nhà ở, nhà khác của cơ quan, tổ chức hoặc của cá nhân (trường hợp văn bản cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ nhà ở, nhà khác của cá nhân phải được công chứng hoặc chứng thực của UBND cấp xã).

– Đối với nhà ở, nhà khác tại thành phố trực thuộc trung ương phải có xác nhận của UBND cấp xã về điều kiện diện tích bình quân theo quy định của HĐND thành phố trực thuộc trung ương và được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý băng văn bản;

Văn bản cam kết của công dân về việc có chỗ ở thuộc quyền sử dụng của mình và không có tranh chấp về quyền sử dụng nếu không có một trong các giấy tờ để chứng minh về chỗ ở hợp pháp theo quy định

Bước 2: Nơi nộp hồ sơ

Công dân đến nộp hồ sơ tại Công an xã, phường, thị trấn nơi tạm trú. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu với các quy định của pháp luật về cư trú:

– Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy biên nhận trao cho người nộp.

– Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện nhưng thiếu thành phần hồ sơ hoặc biểu mẫu, giấy tờ kê khai chưa đúng, chưa đầy đủ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn cho người đến nộp hồ sơ.

– Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện thì không tiếp nhận và trả lời bằng văn bản cho công dân, nêu rõ lý do không tiếp nhận.

Bước 3: Nhận kết quả đăng ký tạm trú

– Trường hợp được giải quyết đăng ký tạm trú: Nộp lệ phí và nhận Sổ tạm trú.

Lưu ý: Kiểm tra lại các thông tin được ghi trong sổ tạm trú và ký nhận vào sổ theo dõi giải quyết hộ khẩu (ký, ghi rõ họ, tên và ngày, tháng, năm nhận kết quả).

– Trường hợp không giải quyết đăng ký tạm trú: Nhận lại hồ sơ đã nộp; kiểm tra lại giấy tờ, tài liệu có trong hồ sơ; nhận văn bản về việc không giải quyết đăng ký tạm trú và ký nhận vào sổ theo dõi giải quyết hộ khẩu.

5. Khi nào công an được kiểm tra cư trú?

Khoản 1 Điều 26 Thông tư 35/2014/TT-BCA, việc kiểm tra cư trú được tiến hành định kỳ, đột xuất, hoặc do yêu cầu phòng chống tội phạm, giữ gìn an ninh, trật tự.

Theo đó, đối tượng kiểm tra cư trú là công dân, hộ gia đình, cơ sở cho thuê lưu trú, cơ quan đăng ký, quản lý cư trú các cấp; cơ quan, tổ chức có liên quan đến quản lý cư trú.

Nội dung kiểm tra cư trú bao gồm:

– Kiểm tra việc triển khai và tổ chức thực hiện các nội dung đăng ký, quản lý cư trú;

– Quyền và trách nhiệm của công dân, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức; các nội dung khác theo pháp luật cư trú.

Cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân, công an xã được giao quản lý cư trú tại địa bàn có quyền kiểm tra trực tiếp hoặc phối hợp kiểm tra việc chấp hành pháp luật về cư trú đối với công dân, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức thuộc địa bàn quản lý.

Khi kiểm tra được quyền huy động lực lượng quần chúng làm

tác bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức cùng tham gia.

Việc kiểm tra cư trú của công an cấp trên tại địa bàn dân cư phải có cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân, công an xã được giao quản lý cư trú tại địa bàn chứng kiến.

Như vậy, có thể hiểu cảnh sát khu vực được quyền kiểm tra cư trú bất cứ lúc nào.

Tuy nhiên, khi tiến hành hoạt động kiểm tra cư trú, lực lượng công an phải sử dụng đúng trang phục, phương tiện được trang bị, trừ trường hợp có quy định khác.

Phân biệt cư trú, thường trú, tạm trú, lưu trú

Khái niệm Cư trú là chỗ ở hợp pháp mà công dân thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.
Thường trú Tạm trú Lưu trú
Là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú Là nơi công dân sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú và đã đăng ký tạm trú Lưu trú là việc công dân ở lại trong một thời gian nhất định tại địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn ngoài nơi cư trú của mình và không thuộc trường hợp phải đăng ký tạm trú
Thời hạn cư trú Không có thời hạn Có thời hạn Có thời hạn
Nơi đăng ký thời hạn cư trú Tại công an quận, huyện, thị xã đối với thành phố trực thuộc trung ương hoặc tại công an xã, thị trấn thuộc huyện, công an thị xã đối với thành phố thuộc tỉnh và được cấp sổ hộ khẩu. Tại công an xã, phường, thị trấn và được cấp sổ tạm trú. Tại công an xã, phường, thị trấn
Điều kiện đăng ký Đăng ký thường trú tại tỉnh:

– Công dân có chỗ ở hợp pháp ở tỉnh nào thì được đăng ký thường trú tại tỉnh đó.

Đăng ký thường trú tại Thành phố trực thuộc trung ương:

Đáp ứng một trong các trường hợp sau:

– Có chỗ ở hợp pháp

– Được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình

– Được điều động, tuyển dụng đến làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn và có chỗ ở hợp pháp;

– Trước đây đã đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương, nay trở về thành phố đó sinh sống tại chỗ ở hợp pháp của mình…

Người đang sinh sống, làm việc, lao động, học tập tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn nhưng không thuộc trường hợp được đăng ký thường trú tại địa phương đó thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày đến phải đăng ký tạm trú tại Công an xã, phường, thị trấn. Việc thông báo lưu trú được thực hiện trước 23 giờ, nếu người đến lưu trú sau 23 giờ thì thông báo lưu trú vào sáng ngày hôm sau.

Trường hợp ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu, anh, chị, em ruột đến lưu trú nhiều lần thì chỉ cần thông báo lưu trú một lần

Kết quả đăng ký Được cấp Sổ hộ khẩu hoặc nhập tên vào Sổ hộ khẩu Được cấp Sổ tạm trú hoặc nhập tên vào Sổ tạm trú Việc thông báo lưu trú được ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú

Hướng dẫn điền mẫu đơn xin xác nhận tạm trú

– Kính gửi: Công an xã/ phường/ thị trấn nơi mà người làm đơn muốn xin đăng kí tạm trú ở địa phương đó

– Tôi tên là: Họ tên đầy đủ của người làm đơn

– Ngày sinh: Ghi rõ ngày tháng năm sinh của người làm đơn

– Số CMND/Căn cước công dân……. Cấp tại:…………. Ngày:…….: Ghi rõ ràng, cụ thể theo đúng CMND/CCCD

– Địa chỉ thường trú: Nơi có hộ khẩu thường trú (ghi trên sổ hộ khẩu hoặc thông tin trên Cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia)

– Nay tôi làm đơn này kính mong Ban Công an xã/ phường/ thị trấn xác nhận cho tôi đã tạm trú tại ……………từ ngày…..tháng …. năm ….đến ngày….tháng ….năm……: Ghi nơi mà người làm đơn xin đăng kí tạm trú và ghi rõ tạm trú tại địa phương đó từ ngày tháng năm nào đến ngày tháng năm nào.

– Lý do: ghi rõ ràng, cụ thể lý do xin xác nhận tạm trú (Ví dụ: Học tập, sinh sống, làm việc… ghi rõ địa chỉ hoặc tên công ty)

– Người làm đơn: Kí và ghi rõ họ tên của người làm đơn.

Trên đây là mẫu đơn xin xác nhận tạm trú và hướng dẫn cách điền.

XEM THÊM: Cách đăng ký tạm trú online như thế nào tại Hà Nội?

#Mẫu đơn xin xác nhận tạm trú đi học
#Giấy xác nhận tạm trú online
#Mẫu đơn xác nhận nơi cư trú
#Những trường hợp cần giấy xác nhận tạm trú
#Giấy xác nhận lưu trú tại địa phương
#Mẫu đơn xin tạm trú dài hạn
#Giấy xác nhận lưu trú

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

[twwr-whatsapp-chat id="2978"]