Xoay quanh những câu hỏi của mọi người về Căn cước công dân gắn chip như: Căn cước công dân gắn chip là gì, có Căn cước công dân gắn chip để làm gì, thẻ Căn cước công dân gắn chip có thời hạn bao lâu, đăng ký làm CCCD gắn chip online như thế nào, chưa nhận được CCCD gắn chip qua bưu điện thì làm sao, hỏi ai?… Tất tần tật các thắc mắc của mọi người sẽ được mình giải đáp trong bài viết này. Cùng theo dõi nhé!
Căn cước công dân gắn chip là gì?
Thẻ Căn cước công dân (CCCD) gắn chip mới có sự khác biệt chính là con chip nằm ở mặt sau, chứa thông tin của mỗi công dân, đồng thời với mã QR ở mặt trước của thẻ. Bạn có thể quét thông tin mã QR trên thẻ Căn cước công dân gắn chip bằng điện thoại. Còn với câu hỏi có Căn cước công dân gắn chip để làm gì, thì thẻ CCCD mới này giúp bạn tránh bớt phải mang theo nhiều giấy tờ bên người và thực hiện các thủ tục hành chính nhanh gọn hơn
Thẻ căn cước công dân có ý nghĩa như thế nào ?
Thẻ Căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.
Thẻ Căn cước công dân được sử dụng thay cho việc sử dụng hộ chiếu trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền được yêu cầu công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân để kiểm tra về căn cước được sử dụng số định danh cá nhân trên thẻ Căn cước công dân để kiểm tra thông tin của người được cấp thẻ trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu chuyên ngành theo quy định của pháp luật.
Khi công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đó không được yêu cầu công dân xuất trình thêm giấy tờ khác chứng nhận các thông tin quy định.
Căn cước công dân gắn chip có bắt buộc không?
Căn cứ theo Điều 23 Luật Căn cước công dân 2014 và Điều 5 Nghị định 05/1999/NĐ-CP, công dân phải đi làm CCCD gắn chip trước 01/7/2021 nếu thẻ CMND, CCCD mã vạch thuộc các trường hợp sau:
- Công dân dùng thẻ CCCD mã vạch mà đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi hoặc CMND hết hạn sử dụng.
- Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được.
- Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên, đặc điểm nhân dạng.
- Xác định lại giới tính, quê quán.
- Có sai sót về thông tin trên thẻ.
- Bị mất thẻ CCCD hoặc CMND.
- Người đang dùng CMND mà thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam.
XEM THÊM: Thuế thu nhập cá nhân và doanh nghiệp tại Singapore
Trình tự thực hiện
Cách thức thực hiện
Hình thức nộp | Thời hạn giải quyết | Phí, lệ phí | Mô tả |
---|---|---|---|
Trực tiếp | 07 Ngày làm việc |
|
+ Trực tiếp tại trụ sở Công an hoặc Bộ phận Một cửa cấp huyện. + Cấp lưu động tại các địa điểm cần thiết. |
Trực tuyến | 07 Ngày làm việc | Thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an để đăng ký thời gian, địa điểm làm thủ tục đề nghị cấp thẻ Căn cước công dân. |
Thành phần hồ sơ
Có bắt buộc phải đăng kí cấp căn cước công dân không?
Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 06/2021/TT-BCA và Luật Căn cước công dân 2014 thì:
CMND, CCCD mã vạch đã cấp trước khi địa phương triển khai cấp thẻ CCCD gắn chíp thì vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn. Vì vậy, người dân có CMND, CCCD đã cấp theo mẫu cũ nếu chưa hết hạn thì không bắt buộc phải đổi sang CCCD gắn chíp.