Singapore là một quốc gia phát triển tại Đông Nam Á và có vị trí quan trọng trong chính sách kinh tế, chính trị, ngoại giao của khu vực. Hằng năm, nền kinh tế Singapore tăng trưởng luôn cao hơn dự báo và tạo cơ hội mới cho các nhà đầu tư phát triển, mở rộng thị trường.
XEM THÊM: Giám đốc được đề cử tại Singapore
Một công ty nước ngoài quan tâm đến việc khám phá các cơ hội tiềm năng ở Singapore và khu vực, có thể xem xét thành lập văn phòng đại diện trước khi cam kết thực hiện bất kỳ hình thức đầu tư nào đi kèm với việc thành lập công ty con hoặc văn phòng chi nhánh. Hiện nay, cùng với ưu đãi chính phủ, nhu cầu rót vốn vào Singapore tăng cao hơn bao giờ hết làm việc thành lập văn phòng đại diện tại Singapore cũng được thôi thúc, hứa hẹn.
Trên cơ sở đó, Vạn Luật xin gửi tới quý khách một số nội dung về các THỦ TỤC THÀNH LẬP VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN TẠI SINGAPORE.
1. Văn phòng đại diện tại Singapore là gì?
1.1. Tư cách pháp nhân
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp. Như vậy, dựa trên căn cứ này, văn phòng đại diện tại Singapore là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp của doanh nghiệp Việt Nam, được thành lập bởi nhà đầu tư Việt Nam, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp tại Singapore

Tương đồng với pháp luật Việt Nam, tại Singapore, văn phòng đại diện cũng được xem như một văn phòng liên lạc và do đó không có tư cách pháp nhân. Vì không có tư cách pháp nhân, nên văn phòng đại diện bị cấm ký kết hợp đồng, đàm phán hoặc tham gia kinh doanh, cho thuê kho bãi, v.v … Văn phòng đại diện chỉ được tham gia vào các hoạt động như:
- Thu thập thông tin về thị trường và khách hàng
- Thực hiện nghiên cứu để xác định thông tin liên quan đến nhu cầu sản phẩm, kỳ vọng giá cả và yêu cầu của người dùng
- Thu thập thông tin về thủ tục thành lập pháp nhân kinh doanh thường trú tại Singapore
- Xây dựng liên hệ thương mại và xử lý các yêu cầu về sản phẩm
- Tham gia các triển lãm và hội chợ thương mại
1.2. Tên của Văn phòng đại diện
Tên của văn phòng đại diện Singapore sẽ giống với tên của công ty mẹ. Trong trường hợp tên trùng với một công ty đã tồn tại tại địa phương, cơ quan chức năng sẽ quyết định theo từng trường hợp.
1.3. Thời hạn hoạt động của Văn phòng đại diện
Văn phòng đại diện chỉ mang tính chất tạm thời và chỉ có thể hoạt động tại Singapore tối đa là ba năm kể từ ngày bắt đầu hoạt động. Sau thời hạn ba năm, nếu công ty mẹ muốn tiếp tục hoạt động tại Singapore thì phải đăng ký thành công ty con hoặc văn phòng chi nhánh. Văn phòng đại diện sẽ cần được gia hạn hàng năm trong thời gian ba năm.
1.4. Số lượng lao động
Văn phòng đại diện có thể thu hút một số lượng nhỏ nhân viên địa phương làm nhân viên hỗ trợ nhưng phải chỉ định một nhân viên trưởng đại diện từ trụ sở chính sẽ chuyển đến Singapore và giám sát các hoạt động của văn phòng đại diện. Vì một văn phòng đại diện không thể tham gia vào các hoạt động thương mại, nên lực lượng nhân viên phải hợp lý và được duy trì ở mức tối thiểu cần thiết. Cơ quan chức năng đã quy định một văn phòng đại diện chỉ được thuê tối đa năm nhân viên.
Tóm lại, văn phòng đại diện là một văn phòng hành chính tạm thời được thành lập để quản lý và điều phối các hoạt động phi thương mại của một công ty nước ngoài tại Singapore. Văn phòng đại diện không phải là một đơn vị tách biệt với công ty mẹ và công ty mẹ mặc nhiên chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ của văn phòng đại diện.
2. Thủ tục thành lập văn phòng đại diện tại Singapore
Để thành lập văn phòng đại diện tại Singapore, một pháp nhân Việt Nam cần thực hiện các bước như sau:
Bước 1: Tiến hành thủ tục thành lập văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Singapore, theo đó, chú ý các tiêu chí sau:
– Các điều kiện phải đáp ứng:
+ Công ty mẹ nước ngoài phải có doanh thu bán hàng vượt quá 250.000 đô la Mỹ
+ Công ty mẹ nước ngoài phải được thành lập từ ba năm trở lên
+ Số lượng nhân viên được đề xuất cho văn phòng đại diện Singapore phải từ năm người trở xuống
– Các hồ sơ cần phải chuẩn bị:
+ Đơn xin thành lập văn phòng đại diện
+ Bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký của công ty mẹ, tùy từng trường hợp
+ Bản sao báo cáo thường niên mới nhất của công ty mẹ và các tài khoản đã được kiểm toán
+ Được xác nhận hợp lệ cam kết tuân thủ các Điều khoản và Điều kiện chi phối các văn phòng đại diện tại Singapore
– Lưu ý: Tất cả các tài liệu phải bằng tiếng Anh, nếu không thì phải nộp bản dịch tiếng Anh chính thức của các tài liệu.
Bước 2: Thông báo bằng văn bản đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày chính thức thành lập văn phòng đại diện tại Singapore, doanh nghiệp lập hồ sơ gồm:
+ Thông báo thành lập văn phòng đại diện nước ngoài tại Singapore
+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện hoặc giấy tờ tương đương được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của Singapore
Bước 3: Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật thông tin về văn phòng đại diện của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo.
Sau khi hoàn thành bước này, văn phòng đại diện của doanh nghiệp được phép hoạt động bình thường
Với bài viết trên đây, Vạn Luật mong rằng có thể mang lại những thông tin hữu ích cho bạn đọc về thủ tục THÀNH LẬP VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN TẠI SINGAPORE. Vạn Luật chúng tôi giúp đỡ dịch vụ trọn gói THỦ TỤC THÀNH LẬP VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN TẠI SINGAPORE với mức tiêu pha tối ưu và hiệu quả tối đa cho khách hàng. Nếu quý vị có bất kì thắc mắc nào liên quan tới vấn đề này, đừng ngần ngại liên hệ ngay với Vạn luật theo số 0919 123 698. Chúng tôi luôn có chuyên viên sẵn sàng tư vấn miễn phí cho quý vị.
XEM THÊM: Thuế thu nhập cá nhân và doanh nghiệp tại Singapore
Xin chân thành cảm ơn!