Việt Nam không chỉ là quốc gia tiếp nhận đầu tư từ nước ngoài mà các nhà đầu tư Việt Nam đã và đang có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài. Các nhà đầu tư ra nước ngoài không chỉ là công ty mà còn có cả cá nhân Việt Nam. ” Các hình thức đầu tư ra nước ngoài của cá nhân Việt Nam ” Đầu tư ra nước ngoài là việc nhà đầu tư chuyển vốn; hoặc thanh toán mua một phần hoặc toàn bộ cơ sở kinh doanh; hoặc xác lập quyền sở hữu để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh ngoài lãnh thổ Việt Nam; đồng thời trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư đó.
XEM THÊM: Nguyên tắc thực hiện và các hình thức đầu tư ra nước ngoài tại Việt Nam
Để hiểu chính xác các cụm từ “Đầu tư trực tiếp”, Nhà đầu tư có thể tìm đọc bài viết của Vạn Luật liên quan tới hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Phạm vi của bài viết này sẽ tập trung vào các quy định của pháp luật liên quan tới “Đầu tư gián tiếp của cá nhân Việt Nam”
Nhà đầu tư lưu ý:
– Trong phạm vi của bài viết này, cụm từ Ngân hàng nhà nước được hiểu là Ngân hàng nhà nước Việt Nam.
– Trong phạm vi của bài viết này, cụm từ Nhà đầu tư là cá nhân mang quốc tịch Việt Nam.
Các hình thức đầu tư ra nước ngoài của cá nhân Việt Nam.
Theo quy định tại Điều 52 Luật đầu tư 2014, cá nhân người Việt Nam được đầu tư ra nước ngoài dưới các hình thức sau:
- Góp vốn để thành lập công ty mới tại nước ngoài.
- Mua lại một phần vốn hoặc toàn bộ vốn của công ty tại nước ngoài để tham gia quản lý và kinh doanh.
- Thực hiện hợp đồng BCC ở nước ngoài.
- Nhà đầu tư là cá nhân có quốc tịch Việt Nam chỉ được thực hiện đầu tư gián tiếp ra nước ngoài dưới hình thức tham gia chương trình thưởng cổ phiếu phát hành ở nước ngoài.
Những hình thức phải xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài.
Cá nhân quốc tịch Việt Nam trước khi chuyển tiền đầu tư Cá nhân đầu tư ra nước ngoài phải thực hiện cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài khi đầu tư ra nước dưới các hình thức:
- Góp vốn để thành lập công ty mới tại nước ngoài.
- Mua lại một phần vốn hoặc toàn bộ vốn của công ty tại nước ngoài để tham gia quản lý và kinh doanh.
- Thực hiện hợp đồng BCC ở nước ngoài.
Các tài liệu cần chuẩn bị để đầu tư ra nước ngoài
Cá nhân quốc tịch Việt Nam thực hiện cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài cần chuẩn bị các tài liệu sau:
- Hộ chiếu/ chứng minh nhân dân bản công chứng;
- Xác nhận tình trạng không nợ thuế đến thời điểm hiện tại;
- Xác nhận số dư tài khoản tương ứng với số vốn đầu tư ra nước ngoài;
- Văn bản cam kết thu xếp ngoại tệ của tổ chức tín dụng hoặc văn bản tự cam kết thu xếp ngoại tệ của nhà đầu tư;
- Tài liệu chứng minh trụ sở tại nước ngoài trong trường hợp đầu tư vào các lĩnh vực cần đầu tư cơ sở hạ tầng: Hợp đồng thuê bất động sản hoặc hợp đồng mua bán bất động sản tại nước ngoài (Áp dụng đối với các dự án thuộc lĩnh vưc yêu cầu đầu tư xây dựng mới địa điểm: Dự án năng lượng; Dự án nuôi, trồng, đánh bắt, chế biến sản phẩm nông, lâm nghiệp, thủy hải sản; Dự án đầu tư trong lĩnh vực khảo sát, thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản; Dự án đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất, chế biến, chế tạo; Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh bất động sản, cơ sở hạ tầng)
Thủ tục đầu tư ra nước ngoài
Thủ tục để xin cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài
- Nhà đầu tư nộp 03 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài (trong đó có 01 bộ hồ sơ gốc) cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư; đồng thời đăng ký thông tin đầu tư trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài theo quy định tại Điều 18 của Nghị định này.
- Hồ sơ được Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp nhận khi có đầy đủ đầu mục tài liệu theo quy định tại Nghị định này và đã được đăng ký trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ hoặc có nội dung cần phải làm rõ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ để hoàn thiện hồ sơ.
- Trường hợp dự án có vốn đăng ký chuyển Cá nhân đầu tư ra nước ngoài bằng ngoại tệ tương đương 20 tỷ đồng trở lên thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo quy định tại Khoản 3 Điều 58 của Luật Đầu tư. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có ý kiến bằng văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Quá thời hạn trên mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư không nhận được văn bản trả lời, thì được hiểu là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã chấp thuận hồ sơ dự án đầu tư đối với những nội dung thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước được phân công.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài theo thời hạn quy định tại Khoản 3 Điều 59 của Luật Đầu tư; đồng thời sao gửi Bộ Tài chính, Bộ Ngoại giao, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ quản lý ngành, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi nhà đầu tư đặt trụ sở chính.
- Trường hợp hồ sơ không đáp ứng đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư Cá nhân đầu tư ra nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có văn bản thông báo từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài và nêu rõ lý do gửi nhà đầu tư.
Thủ tục chuyển tiền ra nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư tại nước ngoài.
- Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài, nhà đầu tư phải mở 01 (một) tài khoản vốn đầu tư bằng 01 (một) loại ngoại tệ phù hợp với nhu cầu chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài tại 01 (một) tổ chức tín dụng được phép và đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài với Ngân hàng Nhà nước.
- Trường hợp chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài bằng đồng Việt Nam, nhà đầu tư được mở và sử dụng đồng thời 01 (một) tài khoản vốn đầu tư bằng đồng Việt Nam và 01 (một) tài khoản vốn đầu tư bằng ngoại tệ tại 01 (một) tổ chức tín dụng được phép và đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài với Ngân hàng Nhà nước.
- Nhà đầu tư có nhiều dự án đầu tư ở nước ngoài phải mở tài khoản vốn đầu tư riêng biệt cho từng dự án.
- Trường hợp dự án đầu tư ở nước ngoài có sự tham gia của nhiều nhà đầu tư, mỗi nhà đầu tư phải mở tài khoản vốn đầu tư riêng biệt để chuyển vốn ra nước ngoài trong phạm vi tổng vốn đầu tư và tỷ lệ phần vốn góp theo Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
XEM THÊM: Thành lập chi nhánh công ty có vốn đầu tư nước ngoài
Nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ở nước ngoài phải tuân thủ quy định của Luật Đầu tư, quy định khác của pháp luật có liên quan, pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư (sau đây gọi là nước tiếp nhận đầu tư) và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; tự chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt động đầu tư ở nước ngoài.
Công ty Vạn Luật sẵn sàng hỗ trợ các thủ tục đối với cá nhân đầu tư ra nước ngoài, Quý khách hàng có nhu cầu thực hiện thủ tục đầu tư ra nước ngoài vui lòng liên hệ Vạn Luật để được hỗ trợ tốt nhất!
Để được tư vấn cụ thể, liên lạc với chúng tôi:
Mọi thông tin chi tiết quý khách vui lòng liên hệ:
SĐT: 091 6655 698
Email: lienhe@vanluat.vn
hoặc có thể đến trực tiếp đến Văn phòng chúng tôi theo địa chỉ sau:
CÔNG TY VẠN LUẬT
HÀ NỘI:P803 Tòa N01T3, Khu Ngoại Giao Đoàn, phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm – Hà Nội
TP.HCM:22B, đường 25, phường Bình An, Quận 2 – TP.HCM
HOTLINE: 02473 023 698