Thanh Hóa đang được kì vọng là cực tăng trưởng mới của khu vực phía bắc, bên cạnh Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Nội hình thành tứ giác phát triển của khu vực phía bắc. Để có kì vọng đó, Thanh Hóa đã ngày càng thể hiện được những tiềm năng phát triển của địa phương, đặc biệt thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Mặc dù năm 2020 nền kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid 19, song Thanh Hóa là địa phương đầu tiên trong cả nước tổ chức thành công hội nghị xúc tiến đầu tư quy mô cấp quốc gia, thu hút nhiều dự án đầu tư lớn trong và ngoài nước.

XEM THÊM: Thẩm quyền điều chỉnh các dự án đầu tư trong và ngoài khu công nghiệp đà nẵng

Để thành lập công ty ở Thanh Hóa, nhà đầu tư là tổ chức hay cá nhân, trong nước hay ngoài nước đều cần phải thực hiện một số thủ tục đối với cơ quan nhà nước. Bài viết dưới đây của Vạn Luật sẽ giới thiệu cụ thể các bước để thành lập một công ty 100% vốn nước ngoài ở nơi đây.

BƯỚC 1: Đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư

          Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài là một hình thức phổ biến được nhiều nhà đầu tư lựa chọn trước khi thực hiện dự án ở Việt Nam. Tùy thuộc vào quy mô của dự án mà nhà đầu tư sẽ cần phải thực hiện thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư.

Cơ quan có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư

Tùy vào dự án mà một trong các cơ quan sau sẽ có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư:

  • Quốc Hội
  • Thủ tướng Chính phủ
  • UBND tỉnh Thanh Hóa

– Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao ở Thanh Hóa

XEM THÊM: Các bước điều chỉnh dự án đầu tư trong khu công nghiệp tại Thái Nguyên

Hồ sơ chuẩn bị

a) Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư, gồm cả cam kết chịu mọi chi phí, rủi ro nếu dự án không được chấp thuận;

b) Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư;

c) Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư gồm ít nhất một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;

d) Đề xuất dự án đầu tư gồm các nội dung chủ yếu sau: nhà đầu tư hoặc hình thức lựa chọn nhà đầu tư, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ thực hiện, thông tin về hiện trạng sử dụng đất tại địa điểm thực hiện dự án và đề xuất nhu cầu sử dụng đất (nếu có), nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án, đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

Các bước thành lập công ty 100% vốn nước ngoài tại Thanh Hóa
Các bước thành lập công ty 100% vốn nước ngoài tại Thanh Hóa

Trường hợp pháp luật về xây dựng quy định lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì nhà đầu tư được nộp báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thay cho đề xuất dự án đầu tư;

đ) Trường hợp dự án đầu tư không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc tài liệu khác xác định quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;

e) Nội dung giải trình về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định, lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;

g) Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC;

h) Tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư, yêu cầu về điều kiện, năng lực của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật (nếu có).

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ

a) Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp nhận hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ;

b) Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp nhận hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế; dự án đầu tư được thực hiện đồng thời ở cả trong và ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế; dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế nơi chưa thành lập Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế hoặc không thuộc phạm vi quản lý của Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;

c) Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế tiếp nhận hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.

Thời gian thực hiện: Tùy từng trường hợp cụ thể nhưng thường thời gian thẩm định hồ sơ sẽ kéo dài 2-3 tháng.

Bước 2: Đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là một trong hai cơ quan sau:

– Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hóa

– Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế

Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cũng là cơ quan tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Đối với trường hợp nhà đầu tư đã được cấp Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư rồi thì sẽ không cần tự thực hiện bước này mà Cơ quan đăng ký đầu tư sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư sau khi nhận được Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư của cơ quan có thẩm quyền.

  1. Hồ sơ chuẩn bị

Giống với hồ sơ ở bước 1

  1. Thời gian thực hiện: 15-20 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền nhận được hồ sơ hợp lệ.

XEM THÊM: Quy trình và thời hạn đăng ký nhãn hiệu độc quyền logo 2021

Bước 3: Đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

  1. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bản bằng bản giấy hoặc bản điện tử ghi lại những thông tin về đăng ký doanh nghiệp mà Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp.

Cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền trong trường hợp này là: Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Thanh Hóa.

  1. Hồ sơ chuẩn bị

          Nhà đầu ty có thể thành lập một trong các loại hình công ty sau: Công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh. Tương ứng với mỗi loại hình hồ sơ cần chuẩn bị sẽ khác nhau. Thành phần chung bao gồm:

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

– Điều lệ công ty.

– Danh sách thành viên.

– Bản sao các giấy tờ sau đây:

  1. a) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;
  2. b) Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.

Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

  1. c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
  2. Thời hạn thực hiện: 7 – 10 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền nhận được hồ sơ hợp lệ.

          Sau khi thực hiện được các bước trên, tùy thuộc vào ngành nghề mà công ty dự kiến hoạt động mà công ty sẽ phải thực hiện một số thủ tục đáp ứng điều kiện đầu tư kinh doanh khác nữa. Quý vị đừng ngần ngại liên hệ với Vạn Luật để được chuyên viên tư vấn cụ thể hơn về trường hợp của mình. Xin chân thành cảm ơn!

XEM THÊM: Các bước cấp lại giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện cho thương nhân nước ngoài tại Bắc Ninh

Nguồn trích dẫn luật: https://thuvienphapluat.vn/

Để được tư vấn cụ thể, liên lạc với chúng tôi:

Mọi thông tin chi tiết quý khách vui lòng liên hệ:

SĐT: 0919 123 698

Email: lienhe@vanluat.vn

hoặc có thể đến trực tiếp đến Văn phòng chúng tôi theo địa chỉ sau:

CÔNG TY VẠN LUẬT 
HÀ NỘI:P803 Tòa N01T3, Khu Ngoại Giao Đoàn, phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm – Hà Nội
TP.HCM:22B, đường 25, phường Bình An, Quận 2 – TP.HCM
HOTLINE: 02473 023 698

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Reach us on WhatsApp
1
[twwr-whatsapp-chat id="2978"]