Căn cứ Luật Đầu tư 2014, Luật Doanh nghiệp 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp 2014, các quy định của pháp luật về việc nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam có thể được thực hiện theo một trong các hình thức sau:
Đầu tư ra nước ngoài là việc nhà đầu tư thực hiện các hoạt động đầu tư kinh doanh ngoài lãnh thổ Việt Nam. Dưới đây là các nguyên tắc thực hiện và các hình thức đầu tư ra nước ngoài.
- Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế
- Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế
- Đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP
- Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC
Trong đó, đối với mỗi hình thức đầu tư thì Luật Đầu tư năm 2014 và các văn bản hướng dẫn khác có quy định cụ thể về điều kiện cũng như các thủ tục thực hiện như sau:
Các hình thức đầu tư ra nước ngoài
Nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài dưới 5 hình thức quy định tại khoản 1 Điều 52 Luật đầu tư 2020, cụ thể bao gồm:
- Thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư;
- Đầu tư theo hình thức hợp đồng ở nước ngoài;
- Góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế ở nước ngoài để tham gia quản lý tổ chức kinh tế đó;
- Mua, bán chứng khoán, giấy tờ có giá khác hoặc đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài;
- Các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.
1. Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế
Tổ chức kinh tế được hiểu là tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, bao gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và các tổ chức khác thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh (theo quy định tại khoản 16 Điều 3 Luật Đầu tư năm 2014). Việc nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư thông qua tổ chức kinh tế nên không bao gồm việc đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp hoặc đầu tư theo hợp đồng.
Luật Đầu tư năm 2014 (Điều 22) quy định, trước khi thành lập tổ chức kinh tế (tức là thành lập công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài), nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư theo quy định. Như vậy, điều kiện đầu tiên để nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư tại Việt Nam là phải có dự án đầu tư, tiếp theo là thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư, thì mới được thành lập doanh nghiệp.
Thực tế, thì nhà đầu tư nước ngoài khi thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam, phải thực hiện 02 thủ tục, đó là:
- Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư: theo quy định của Luật Đầu tư năm 2014;
- Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: theo quy định của Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014 (Luật Doanh nghiệp năm 2014).
2. Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế:
Căn cứ theo quy định tại Điều 25 Luật Đầu tư năm 2014 nhà đầu tư nước ngoài có quyền góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế. Việc nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế được thực hiện như sau:
- Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần.
- Góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh.
- Ngoài ra, tổ chức nước ngoài còn có thể góp vốn vào các tổ chức kinh tế khác.
Các hình thức mua cổ phần, phần vốn góp: Nhà đầu tư nước ngoài có thể lựa chọn các hình thức sau:
- Mua cổ phần của công ty cổ phần từ công ty hoặc cổ đông.
- Mua phần vốn góp của các thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn để trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn.
- Mua phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh.
- Ngoài ra, nhà đầu tư nước ngoài có thể mua phần vốn góp của thành viên tổ chức kinh tế khác.
Đồng thời theo quy định tại Điều 26 Luật Đầu tư năm 2014, Điều 46 Nghị định số 118/2015/NĐ- CP thì nhà đầu tư nước ngoài khi thực hiện việc đầu tư tại Việt Nam theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong tổ chức kinh tế thì không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
XEM THÊM: Thành lập chi nhánh công ty có vốn đầu tư nước ngoài
3. Đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP
Hợp đồng PPP là ký hiệu viết tắt của hợp đồng đầu tư theo hình thức đối tác công ty theo quy định tại khoản 8 Điều 3 Luật Đầu tư năm 2014, và được hiểu đây là loại hợp đồng được ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để thực hiện dự án đầu tư.
Theo đó, có 7 loại hợp đồng theo hình thức đối tác công tư, bao gồm:
- Hợp đồng Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao (BOT);
- Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao – Kinh doanh (BTO);
- Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao (BT);
- Hợp đồng Xây dựng – Sở hữu – Kinh doanh ( BOO);
- Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao – Thuê dịch vụ (BTL);
- Hợp đồng Xây dựng – Thuê dịch vụ – Chuyển giao (BTL)
- Hợp đồng Kinh doanh –Quản lý (O&M).
Về lĩnh vực, điều kiện, thủ tục thực hiện dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP được hướng dẫn cụ thể tại Nghị định 15/2015/NĐ- CP.
4. Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC
- Hợp đồng BCC còn được gọi là hợp đồng hợp tác kinh doanh và được hiểu là loại hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế.
- Hợp đồng BCC được ký kết giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài hoặc giữa các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Trong đó, có thể hiểu một số thuật ngữ như sau:
Hợp đồng BCC hay hợp đồng hợp tác kinh doanh là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế.
Xem thêm: Thành lập văn phòng điều hành trong hợp đồng BCC
Tổ chức kinh tế ở nước ngoài là tổ chức kinh tế được thành lập hoặc đăng ký kinh doanh ở nước ngoài theo quy định của pháp luật quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư để thực hiện các hoạt động đầu tư ở quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư, trong đó nhà đầu tư Việt Nam sở hữu một phần hay toàn bộ vốn đầu tư.
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về “Nguyên tắc thực hiện và các hình thức đầu tư ra nước ngoài” gửi đến bạn đọc. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
XEM THÊM: Thủ tục thành lập chi nhánh công ty 100% vốn nước ngoài
Tùy thuộc vào từng lĩnh vực, mục đích và điều kiện của khách hàng mà InvestOne Law Firm sẽ có những bước tư vấn phù hợp với yêu cầu dịch vụ của khách hàng. Để có thể có những tư vấn chuyên sâu và cụ thể hơn, vui lòng liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất.
Để được tư vấn cụ thể, liên lạc với chúng tôi:
Mọi thông tin chi tiết quý khách vui lòng liên hệ:
SĐT: 091 6655 698
Email: lienhe@vanluat.vn
hoặc có thể đến trực tiếp đến Văn phòng chúng tôi theo địa chỉ sau:
CÔNG TY VẠN LUẬT
HÀ NỘI:P803 Tòa N01T3, Khu Ngoại Giao Đoàn, phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm – Hà Nội
TP.HCM:22B, đường 25, phường Bình An, Quận 2 – TP.HCM
HOTLINE: 02473 023 698