Các nhà đầu tư nước ngoài có nhu cầu thành lập công ty tại Singapore cần hiểu rõ những tính năng và đặc điểm của từng loại hình công ty để có sự lựa chọn phù hợp. Các loại hình công ty tại Singapore được chia thành hai phân mục:

+ Dành cho nhà đầu tư nước ngoài muốn thành lập công ty tại Singapore thì có các loại hình công ty sau: Công ty trách nhiệm hữu hạn tư nhân, Pte Ltd là công ty gì Công ty trách nhiệm hữu hạn đại chúng, Công ty tư nhân, Công ty hợp danh;

+ Dành cho các tổ chức nước ngoài muốn mở rộng kinh doanh vào thị trường Singapore có các loại hình sau: Công ty con, Chi nhánh, Văn phòng đại diện.

Bài viết dưới đây vạn Luật cung cấp một số thông tin cơ bản về các loại hình công ty tại Singapore để bạn có thể tham khảo.

XEM THÊM: Tư vấn quy trình, thủ tục thành lập công ty ở tại Singapore

Các loại hình công ty dành cho nhà đầu nước ngoài

Nhà đầu tư nước ngoài muốn thành lập công ty tại Singapore có thể lựa chọn một trong các loại hình công ty sau:

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn tư nhân (Private Limited Company – Ptr Ltd)

Đây là loại hình công ty được ưa chuộng nhất và phổ biến nhất tại Singapore. Công ty trách nhiệm hữu hạn tư nhân là loại hình công ty được sở hữu bởi các cổ đông và không có quyền được huy động vốn từ công chúng bằng việc phát hành cổ phiếu hay các công cụ ghi nợ.

Các cổ đông có thể là cá nhân hoặc tổ chức và không nhất thiết phải thường trú tại Singapore. Công ty trách nhiệm hữu hạn tư nhân chỉ có thể có tối đa 50 cổ đông.

Công ty trách nhiệm hữu hạn tư nhân được ưa chuộng và phổ biến tại Singapore bởi những ưu điểm sau:

+ Công ty trách nhiệm hữu hạn tư nhân có tư cách pháp nhân với các quyền và nghĩa vụ riêng biệt, Exempt private company limited by shares là gì có thể mua tài sản, đầu tư, kiện và bị kiện.

+ Các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn với số cổ phần mà họ đầu tư

+ Mức thuế doanh nghiệp tương đối thấp (17%). Chính phủ Singapore cũng ban hành không ít những chương trình ưu đãi đặc biệt chỉ áp dụng riêng cho công ty trách nhiệm hữu hạn tư nhân.

+ Chuyển nhượng cổ phần dễ dàng và linh hoạt

Công ty trách nhiệm hữu hạn tư nhấn nếu vượt quá 50 cổ đông, công ty trách nhiệm hữu hạn tư nhân sẽ trở thành công ty đại chúng. Còn nếu có 20 cổ đông hoặc ít hơn mà trong đó không có cổ đông nào là pháp nhân thì được gọi là Công ty tư nhân miễn trừ.

Công ty tư nhân miễn trừ có ưu điểm ít các yêu cầu pháp lý hơn, tiêu biểu nhất là miễn nộp các báo cáo tài chính và kiểm toán nếu đảm bảo khả năng thanh toán nợ và thỏa mãn hai trong ba điều kiện sau trong vòng hai năm tài chính liên tiếp đối với công ty đã thành lập hoặc một trong hai năm đầu sau thời điểm lập công ty:

+ Tổng doanh thu hàng năm từ 10 triệu đô la trở xuống;

+ Tổng tài sản từ 10 triệu đô la trở xuống;

+ Tổng số nhân viên bằng hoặc ít hơn 50

Ngoài ra, công tư tư nhân miễn trừ còn được hưởng các ưu đãi thuế khác và có nhiều tự do hơn đối với các khoản vay kinh doanh.

Các loại hình công ty dành cho nhà đầu nước ngoài
Các loại hình công ty dành cho nhà đầu nước ngoài
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn đại chúng (Public Limited Company)

Đây là một loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn nên có các đặc điểm của loại hình công ty này. Công ty trách nhiệm hữu hạn đại chúng có ít nhất 50 cổ đông và thường có phạm vi hoạt động kinh doanh lớn.

Ngoài ra, công ty có thể được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán và phát hành cổ phiếu cũng như các công cụ ghi nợ ra công chúng để huy động vốn. Chính vì vậy, Công ty trách nhiệm hữu hạn đại chúng phải tuân thủ nhiều quy định và yêu cầu nghiêm ngặt hơn; việc điều hành và quản lý doanh nghiệp sẽ khá phức tạp và tốn kém.

Công ty trách nhiệm hữu hạn đại chúng có hai loại:

+ Công ty trách nhiệm hữu hạn theo cổ phần (share): thành lập với mục đích lợi nhuận với trách nhiệm của các cổ đông giới hạn bởi số cổ phần của họ.

+ Công ty trách nhiệm hữu hạn theo nảo lãnh (guarantee): thường được thành lập với mục đích phi lợi nhuận, Pte Ltd Singapore bao gồm các thành viên (members) thay vì cổ đông (shareholders).

XEM THÊM: Xin Giấy Phép Thành Lập | Trung Tâm Ngoại Ngữ

  • Doanh nghiệp tư nhân (Sole Proprietorship)

Doanh nghiệp tư nhân còn được gọi là công ty tư nhân (Sole Proprietorship) là loại hình kình doanh đơn giản nhất nhưng đồng thời cũng rủi ro nhất tại Singapore. Doanh nghiệp tư nhân được sở hữu bởi một chủ sở hữu duy nhất là cá nhân hoặc tổ chức.

Về tư cách pháp lý, doanh nghiệp tư nhân không có sự phân biệt tài sản giữa chủ sở hữu và tài sản của công ty, Private company limited by shares là gì tức là hình thức kinh doanh này không có tư cách pháp nhân riêng biệt. Vì vậy, nếu chủ sở hữu là cá nhân thì doanh nghiệp tư nhân sẽ bị đánh thuế theo thuế thu nhập cá nhân của chủ sở hữu, tức mức thuế từ 0% đến 22%.

Doanh nghiệp tư nhân cũng có một số ưu điểm sau:

+ Chi phí thành lập và giải thể ít tốn kém và dễ dàng;

+ Chủ sở hữu có toàn bộ quyền quyết định và sở hữu toàn bộ lợi nhuận từ các hoạt động kinh doanh.

+ Ít các yêu cầu thường niên hơn như: không phải làm kiểm toán và báo cáo hàng năm

Tuy nhiên, doanh nghiệp tư nhân cũng rất rủi ro khi chủ sở hữu doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ của doanh nghiệp, huy động vốn khó khăn, không được phép chuyển quyền sở hữu và không được hưởng các lợi ích thuế.

Loại hình doanh nghiệp tư nhân này thường chỉ được thành lập bởi công dân hoặc thường trú nhân tại Singapore, và không được khuyến khích đối với nhà đầu tư nước ngoài vì mức độ rủi ro cũng như tính kém linh hoạt trong hoạt động và khả năng huy động vốn.

XEM THÊM: 8 Lý Do Tại Sao Bạn Nên Mở Công Ty Tại Singapore ?

  • Công ty hợp danh (Partnership)

Đây là loại hình doanh nghiệp có 2 hoặc nhiều thành viên hợp danh hoạt động chung vì mục đích lợi nhuận. Phạm vi hoạt động của công ty hợp danh xoay quanh chuyên môn và kỹ năng của thành viên.

Loại hình này được chia thành ba hình thức:

+ Công ty hợp danh (General Partnership – GP): Loại hình này không có tư cách pháp nhân riêng biệt, Pty Ltd là gì bao gồm từ 2 đến tối đa 20 thành viên chịu trách nhiệm vô hạn cho các hoạt động kinh doanh của công ty cũng như cho hoạt động của các thành viên hợp danh khác.

+ Công ty hợp danh hữu hạn (Limited Partnership – LP): Công ty hợp danh trách nhiệm hữu hạn cũng không có tư cách pháp nhân riêng biệt, bao gồm không giới hạn thành viên, nhưng trong đó phải có một thành viên chủ chốt chịu trách nhiệm vô hạn cho các khoản nợ khi công ty giải thể. Các thành viên còn lại, gọi là thành viên góp vốn, chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn với phần vốn góp của mình trong doanh nghiệp.

+ Công ty hợp danh trách nhiệm hữu hạn (Limited Liability Partnership – LLP): Loại hình này có thể được xem là sự kết hợp giữa công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh. Cụ thể, công ty hợp danh trách nhiệm hữu hạn được sỏ hữu bởi ít nhất 2 thành viên, có thể là cá nhân hoặc pháp nhân và có các ưu điểm sau: Có tư cách pháp nhân với các quyền và nghĩa vụ riêng biệt, có thể mua bán tài sản, đầu tư, kiện và bị kiện dưới tên doanh nghiệp; Các thành viên có trách nhiệm hữu hạn chỉ trong phần vốn góp của họ vào công ty; Sự thay đổi về thành viên công ty sẽ không làm gián đoạn đến sự tồn tại, quyền hạn và trách nhiệm của công ty; Công ty phải tuân thủ ít các yêu cầu pháp lý hơn như không phải có thư ký công ty, không cần tổ chức Đại hội cổ đông thường niên.

Bên cạnh những ưu điểm trên, công ty hợp danh trách nhiệm hữu hạn cũng có nhược điểm sau: quyền quyết định cá nhân cao có thể gây mẫu thuẫn giữa các thành viên, khó khăn trong chuyển nhượng quyền sở hữu và không được hưởng các lợi ích thuế như các loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn tư nhân.

Đối với phần thuế của công ty hợp danh nói chung, Co Ltd là gì các thành viên là cá nhân sẽ nộp thuế thu nhập cá nhân; các thành viên là pháp nhân sẽ nộp thuế thu nhập doanh nghiêp đối với phần lợi nhuận từ vốn góp.

Các loại hình công ty đối với công ty nước ngoài

  • Công ty con (Subsidiary company)

Tại Singapore, công ty con là công ty trách nhiệm hữu hạn tư nhân, phần lớn cổ phần của nó hoặc toàn bộ cổ phần được sở hữu bởi một công ty nước ngoài khác, gọi là công ty mẹ (parent company) hoặc công ty năm giữ (holding company).

Theo luật Singapore, công ty con có tư cách pháp nhân riêng biệt như một công ty địa phương Singapore, Co. Ltd tách biệt khỏi công ty mẹ ở nước ngoài. Chính vì vậy, công ty mẹ chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong giới hạn số cổ phần sở hữu. Thêm vào đó, công ty con là công ty trách nhiệm hữu hạn tư nhân nên nó có thể hưởng lợi từ các chương trình ưu đãi thuế hoặc hôc trợ tài chính từ các quỹ của Chính phủ Singaoore nếu thỏa mãn điều kiện.

Lưu ý khi đăng ký tên của công ty con có thể khác so với công ty mẹ tại nước ngoài miễn là việc này được chấp thuận bởi ACRA tại Singapore.

  • Chi nhánh

Công ty nước ngoài đầu tư vào Singapore chủ yếu dưới hình thức chi nhánh, bởi chi nhánh tại Singapore được phép chuyển lợi nhuận và vốn của mình đến công ty mẹ tại nước ngoài.

Tuy nhiên, có điều cần lưu ý chi nhánh chỉ được công nhận là một phần mở rộng của công ty mẹ, chỉ được phép hoạt động kinh doanh trong cùng lĩnh vực với công ty mẹ và không được công nhận là đối tượng cư trú (resident company) tại Singapore. Vì vậy, công ty mẹ sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm cho những khoản nợ cũng như trách nhiệm pháp lý của chi nhánh thành lập tại Singapore.

Chi nhánh phải chịu thuế giống các công ty thường trú tại Singapore nhưng không được hưởng các ưu đãi thuế và các lợi ích giá trị khác như công ty trách nhiệm hữu hạn tư nhân tại Singapore.

  • Văn phòng đại diện

Văn phòng đại diện được thành lập tại Singapore với mục đích duy nhất là nghiên cứu thị trường tại Singapore và không được phép hoạt động kinh doanh vì lợi nhuận. Hình thức này không có tư cách pháp nhân riêng biệt, Inc la gì công ty mẹ sẽ phải chịu toàn bộ trách nhiệm pháp lý nảy sinh từ văn phòng đại diện tại Singapore.

XEM THÊM: Danh sách công ty Singapore tại Việt Nam cập nhật mới nhất 2022

Một văn phòng đại diện thường tồn tại tối đa 3 năm và sau đó có thể được chuyển đổi thành công ty con hoặc chi nhánh.

Trên đây là các loại hình công ty tại Singapore bạn có thể tham khảo, nếu có bất kỳ thắc mắc liên quan đến việc lựa chọn loại hình công ty hoặc thành lập công ty tại Singapore hãy liên hệ với Vạn Luật để được giải đáp.

Để được tư vấn cụ thể, liên lạc với chúng tôi:

Mọi thông tin chi tiết quý khách vui lòng liên hệ:

SĐT: 0919 123 698

Email: lienhe@vanluat.vn

hoặc có thể đến trực tiếp đến Văn phòng chúng tôi theo địa chỉ sau:

CÔNG TY VẠN LUẬT 
HÀ NỘI:P803 Tòa N01T3, Khu Ngoại Giao Đoàn, phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm – Hà Nội
TP.HCM:22B, đường 25, phường Bình An, Quận 2 – TP.HCM
HOTLINE: 02473 023 698

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Reach us on WhatsApp
1
[twwr-whatsapp-chat id="2978"]