Người lao động tham gia BHXH bắt buộc sau một năm nghỉ việc hoặc người tham gia BHXH tự nguyện sau một năm không tiếp tục tham gia đóng BHXH và các trường hợp khác như chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu sẽ được nhận BHXH một lần. Sau đây là cách tính tiền Bảo hiểm xã hội 1 lần trên điện thoại và máy tính.
XEM THÊM: Thông tư 58: Ban hành quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS & THPT
Chú thích: Bạn có thể tham khảo các căn cứ pháp lý sau để tính tiền BHXH 1 lần cho mình: Luật Bảo hiểm xã hội 2014, Nghị định 115/2015/NĐ-CP, Nghị định 134/2015/NĐ-CP, Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, Thông tư 01/2016/TT-BLĐTBXH, Thông tư 23/2020/TT-BLĐTBXH.
VẠN LUẬT giới thiệu cách tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) khi cách tính bhxh một lần như sau:
Bảng hệ số trượt giá năm 2022
Năm | Hệ số | Năm | Hệ số | Năm | Hệ số | Năm | Hệ số |
Trước 1975 | 5,01 | 2001 | 3,53 | 2008 | 1,97 | 2015 | 1,17 |
1995 | 4,25 | 2002 | 3,4 | 2009 | 1,84 | 2016 | 1,14 |
1996 | 4,02 | 2003 | 3,29 | 2010 | 1,69 | 2017 | 1,1 |
1997 | 3,89 | 2004 | 3,06 | 2011 | 1,42 | 2018 | 1,06 |
1998 | 3,61 | 2005 | 2,82 | 2012 | 1,3 | 2019 | 1,03 |
1999 | 3,46 | 2006 | 2,62 | 2013 | 1,22 | 2020 | 1 |
2000 | 3,52 | 2007 | 2,42 | 2014 | 1,18 | 2021 | 1 |
Hệ thống hỗ trợ tình tiền BHXH 1 lần, dành cho các bạn có nhu cầu muốn số tiền mình có thể nhận được khi nhận 1 lần là bao nhiêu. Từ đó có thể đi đến quyết định có nhận hay không. Ngoài ra việc biết trước số tiền mình được nhận có thể giúp bạn chủ động hơn trong khi nhận BHXH 1 lần để giải quyết vấn đề tài chỉnh.
Hiện nay Bảo hiểm xã hội Việt Nam không khuyến khích người tham gia không nên rút BHXH 1 lần, do đó trước khi quyết định rút, thì có thể tham khảo một số bài viết trên tuvanbhxh.net, để phân tích vì sao không nên nhận BHXH 1 lần.
1. Hướng dẫn cách tính tiền BHXH 1 lần online
Bước 1. Bạn truy cập vào đường link bên dưới để tự động tính tổng tiền BHXH 1 lần.
- Hệ thống tính bảo hiểm xã hội 1 lần
Bước 2. Bạn tiến hành nhập các giai đoạn đóng BHXH và Mức lương đóng BHXH, có thể Thêm giai đoạn. Sau đó nhấn cách tính bhxh là bạn sẽ có kết quả tiền BHXH 1 lần cho mình.
Mức hưởng BHXH 1 lần của người lao động có thời gian đóng BHXH chưa đủ 01 năm được tính bằng 22% mức tiền lương tháng đã đóng BHXH. Mức tối đa bằng 2 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
2. Cách tính tiền BHXH 1 lần bằng VssID cực nhanh
Bước 1. Bạn tải ứng dụng VssID theo link bên dưới. Ứng dụng khả dụng cho Android và iOS.
- VssID trên Google Play
- VssID trên App Store
Bước 2. Bạn tiến hành Đăng ký tài khoản hoặc Đăng nhập vào ứng dụng. Sau đó, tại giao diện Quản lý cá nhân, chọn Thông tin hưởng.
XEM THÊM: Mẫu Hợp đồng đặt cọc mua nhà 2022 mới và chi tiết nhất
Bước 3. Tại mục Một lần, bạn sẽ thấy thông tin hưởng BHXH 1 lần của mình. Ngoài ra, chọn Quá trình tham gia > BHXH để xem lại quá trình tham gia BHXH của bạn.Lưu ý: Tiền BHXH 1 lần trên ứng dụng VssID áp dụng cho.
- Người lao động có toàn thời gian đóng BHXH bắt buộc theo chế độ tiền lương do doanh nghiệp quyết định.
- Thời gian đóng BHXH bắt buộc từ đủ 01 năm trở lên.
- Số tiền BHXH 1 lần được tính đã bao gồm hệ số trượt giá tại thời điểm tra cứu.
Đối với trường hợp tham gia BHXH bắt buộc
Theo Khoản 2 Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP thì mức hưởng BHXH một lần được tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm được tính như sau:
– 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng trước năm 2014;- 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;
– Trường hợp thời gian đóng BHXH chưa đủ một năm thì mức hưởng BHXH một lần được tính bằng 22% của các mức tiền lương tháng đã đóng BHXH, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
Đối với trường hợp tham gia BHXH tự nguyện
Theo Điều 77 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì mức hưởng BHXH một lần được tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm được tính như sau:
– 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH cho những năm đóng trước năm 2014;
– 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;
– Trường hợp thời gian đóng BHXH chưa đủ một năm thì mức hưởng BHXH bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH.
Trong đó, cách tính mức bình quân tiền lương tháng/thu nhập tháng được xác định như sau:
Bước 1: Xác định mức điều chỉnh tiền lương, thu nhập tháng đã đóng BHXH
Người lao động yêu cầu nhận BHXH 1 lần năm 2021 thì xác định mức điều chỉnh theo Thông tư 23/2020/TT-BLĐTBXH như sau:
– Đối với người đóng BHXH bắt buộc
Năm |
Trước 1995 |
1995 |
1996 |
1997 |
1998 |
1999 |
2000 |
2001 |
2002 |
2003 |
2004 |
2005 |
2006 |
2007 |
Mức điều chỉnh |
5,01 |
4,25 |
4,02 |
3,89 |
3,61 |
3,46 |
3,52 |
3,53 |
3,40 |
3,29 |
3,06 |
2,82 |
2,62 |
2,42 |
Năm |
2008 |
2009 |
2010 |
2011 |
2012 |
2013 |
2014 |
2015 |
2016 |
2017 |
2018 |
2019 |
2020 |
2021 |
Mức điều chỉnh |
1,97 |
1,84 |
1,69 |
1,42 |
1,30 |
1,22 |
1,18 |
1,17 |
1,14 |
1,10 |
1,06 |
1,03 |
1,00 |
1,00 |
– Đối với người đóng BHXH tự nguyện
Năm |
2008 |
2009 |
2010 |
2011 |
2012 |
2013 |
2014 |
Mức điều chỉnh |
1,97 |
1,84 |
1,69 |
1,42 |
1,30 |
1,22 |
1,18 |
Năm |
2015 |
2016 |
2017 |
2018 |
2019 |
2020 |
2021 |
Mức điều chỉnh |
1,17 |
1,14 |
1,10 |
1,06 |
1,03 |
1,00 |
1,00 |
Bước 2: Tính tiền lương tháng/thu nhập tháng sau điều chỉnh (L1, L2… Ln)
L1 |
= |
Tiền lương/thu nhập làm căn cứ đóng BHXH |
X |
Mức điều chỉnh tương ứng |
X |
Số tháng đã tham gia theo từng giai đoạn |
Bước 3: Tính tổng tiền lương/thu nhập tháng đã đóng BHXH sau điều chỉnh cho toàn bộ thời gian chưa hưởng BHXH 1 lần (L)
Bước 4: Tính tổng thời gian đã tham gia BHXH (T)
Bước 5: Tính mức bình quân tiền lương/thu nhập (Lbq)
Lbq = L/T
Ví dụ cụ thể:
Một công nhân A làm cho công ty B và có tham gia BHXH bắt buộc từ tháng 01/2017 đến tháng 1/2020. Công nhân A đã nghỉ việc vào tháng 2/2020. Tháng 4/2021, công nhân A muốn nhận tiền BHXH một lần thì mức bình quân tiền lương được tính như thế nào?
Được biết, thời gian đóng bảo hiểm của công nhân A như sau:
– Từ tháng 01/2017 đến tháng 12/2017, mức lương đóng BHXH là: 3.500.000đ
– Từ tháng 01/2018 đến tháng 9/2018, mức lương đóng BHXH là: 3.700.000đ
– Từ tháng 10/2018 đến tháng 12/2018, mức lương đóng BHXH là: 4.040.000đ
– Từ tháng 01/2019 đến tháng 6/2019: Nghỉ không lương, không đóng BHXH
– Từ tháng 07/2019 đến tháng 12/2019, mức lương đóng BHXH là: 4.070.000đ
– Từ tháng 01/2020 đến tháng 02/2020: mức lương đóng BHXH là: 4.300.000đ
Giải đáp:
Bước 1: Xác định mức điều chỉnh tiền lương, thu nhập tháng đã đóng BHXH
Theo bảng hệ số điều chỉnh nêu trên thì công nhân A đóng BHXH từ 2017 đến năm 2020 có mức điều chỉnh lần lượt là 1,10; 1,06; 1,03; 1,00.
Bước 2: Tính tiền lương tháng/thu nhập tháng sau điều chỉnh (L1, L2, …Ln)
– Từ tháng 01/2017 đến tháng 12/2017 (12 tháng):
L1 |
= |
3.500.000 (Tiền lương/thu nhập làm căn cứ đóng BHXH) |
X |
1,10 (Mức điều chỉnh tương ứng) |
X |
12 (Số tháng đã tham gia theo từng giai đoạn) |
L1 = 46.200.000 đồng
– Từ tháng 01/2018 đến tháng 9/2018 (9 tháng) .
L2 = 3.700.000 * 1,06 * 9 = 35.298.000 đồng.
– Từ tháng 10/2018 đến tháng 12/2018 (3 tháng)
L3 = 4.040.000 *1,06 *3 = 12.847.000 đồng.
– Từ tháng 01/2019 đến tháng 6/2019: Không đóng BHXH nên L4 = 0
– Từ tháng 07/2019 đến tháng 12/2019 (6 tháng):
L5 = 4.070.000 * 1,03 * 6 = 25.152.600 đồng.
– Từ tháng 01/2020 đến tháng 02/2020 (2 tháng):
L6 = 4.300.000 * 1,00 * 2 = 8.600.000 đồng.
Bước 3: Tính tổng tiền lương/thu nhập tháng đã đóng BHXH sau điều chỉnh cho toàn bộ thời gian chưa hưởng BHXH 1 lần (L)
L = L1 + L2 + L3 + L4 + L5 + L6 = 46.200.000 + 35.298.000 + 12.847.000 + 25.152.600 + 8.600.000 = 128.097.600 đồng.
Bước 4: Tính tổng thời gian đã tham gia BHXH (T)
T = 12 tháng + 9 tháng + 3 tháng + 6 tháng + 2 tháng = 32 tháng.
Bước 5: Tính mức bình quân tiền lương/thu nhập (Lbq)
Lbq = L/T = 128.097.600 / 32 = 4.003.050 đồng/tháng
Chúc các bạn thành công với 2 cách tính tiền BHXH 1 lần này. Còn thắc mắc nào bạn hãy bình luận bên dưới để bài viết được đầy đủ hơn. Nhớ ấn Like và Chia sẻ ủng hộ mình nhé. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.