Trong suốt quá trình từ khi còn là học sinh cho đến khi đi làm, bản kiểm điểm chắc hẳn không còn xa lạ với nhiều người. Vậy làm sao để có được một bản kiểm điểm đúng chuẩn nhất?

XEM THÊM: Bản nhận xét đảng viên dự bị chuẩn nhất hiện nay!

Cách viết bản kiểm điểm ra sao? Hôm nay Vạn Luật sẽ bật mí với bạn cách viết bản kiểm điểm cá nhân trong một số trường hợp. Hãy cùng tham khảo và tải ngay về nhé. Truy cập vanluat.com để tìm kiếm thông tin tuyển dụng mới nhất.

1. Bản kiểm điểm là gì? Khi nào cần viết bản kiểm điểm?

Hiện nay, trong rất nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, bản kiểm điểm là một trong những biện pháp được sử dụng để giúp người làm kiểm điểm nhìn nhận lại những sai sót, lỗi lầm của mình.

Đối tượng viết bản kiểm điểm này có thể là học sinh, sinh viên, công nhân, người lao động, công chức, giáo viên, nhân viên… sau khi có hành vi vi phạm nội quy, quy chế của trường học, cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị làm việc.

Ngoài ra, bản kiểm điểm còn là hình thức để người viết đánh giá, tổng kết kết quả đạt được, những ưu điểm, nhược điểm của bản thân trong một năm học tập, công tác, làm việc.

Trong đó, hình thức kiểm điểm này là yêu cầu bắt buộc áp dụng với cán bộ, công chức, viên chức hoặc Đảng viên khi tổng kết công tác của cơ quan, đơn vị trong năm.

Ngoài ra, học sinh, sinh viên khi kết thúc năm học hoặc người lao động, nhân viên của các doanh nghiệp khi tổng kết cuối năm cũng có thể phải viết bản kiểm điểm.

2. Hướng dẫn cách viết bản kiểm điểm chuẩn

Với mỗi hình thức kiểm điểm nêu trên, cách viết bản kiểm điểm cũng thực hiện khác nhau. Dưới đây là hướng dẫn cách viết chi tiết cho từng loại kiểm điểm nêu trên:

2.1 Kiểm điểm khi vi phạm kỷ luật

Với hình thức kiểm điểm này, hiện nay không có mẫu chính xác. Tuy nhiên, về bố cục cũng như nội dung cần phải có của bản kiểm điểm khi cá nhân, tổ chức vi phạm kỷ luật, nội quy, quy chế sẽ gồm những thông tin sau đây:

– Cơ quan nhận kiểm điểm (mục kính gửi): Đây thường là mục dành cho người quản lý trực tiếp của người phải viết kiểm điểm:

+ Nếu là học sinh, sinh viên: Giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, Ban giám hiệu nhà trường.

+ Nếu là nhân viên, công nhân, người lao động: Ban giám đốc, Trưởng bộ phận, trưởng phân xưởng, trưởng phòng…

– Thông tin của người viết kiểm điểm: Ở mục này, người viết kiểm điểm phải ghi rõ họ và tên, chức vụ, công việc, lớp học…

– Nội dung kiểm điểm: Vì đây là kiểm điểm do vi phạm nội quy, quy chế nên phần này cần trình bày cụ thể, rõ ràng nội dung sự việc, hành vi vi phạm, hậu quả gây ra (nếu có), nguyên nhân vi phạm, những ai thực hiện… và các nội dung khác tùy vào hành vi vi phạm của cá nhân, tổ chức.

– Cam kết của người viết bản kiểm điểm: Sau khi xác định lỗi sai thì người viết kiểm điểm sẽ cam kết sửa đổi, không tái phạm lỗi.

cách viết bản kiểm điểm
cách viết bản kiểm điểm

2.2 Kiểm điểm cuối năm

Với nhân viên, người lao động, học sinh, sinh viên… khi kiểm điểm cuối năm thường sẽ không có mẫu thống nhất nhưng Đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức đây là yêu cầu bắt buộc và được quy định cụ thể tại các văn bản liên quan đến đối tượng này.

Theo đó, Đảng viên thì mẫu kiểm điểm Đảng viên cuối năm được quy định chi tiết tại Hướng dẫn số 21 năm 2019. Riêng cán bộ, công chức, viên chức cuối năm được đánh giá, xếp loại chất lượng cuối năm theo phiếu ban hành kèm Nghị định số 90/2020/NĐ-CP.

Với những đối tượng không có biểu mẫu cụ thể thì nội dung bắt buộc phải có ngoài thông tin về cơ quan tiếp nhận, người viết kiểm điểm thì phải có ưu điểm, nhược điểm, kết quả đạt được và các mức xếp loại tự nhận.

Với Đảng viên, nội dung của bản kiểm điểm bao gồm:

– Thông tin chi tiết về Đảng viên gồm họ tên, ngày tháng năm sinh, chức vụ trong Đảng, chính quyền…

– Ưu điểm, kết quả đạt được, hạn chế, khuyết điểm của Đảng viên đó trong quá trình tự rèn luyện của năm.

– Tự nhận mức xếp loại: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ, không hoàn thành nhiệm vụ.

XEM THÊM: Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức được định nghĩa thế nào?

3. Mẫu bản kiểm điểm cụ thể, mới nhất

3.1 Dành cho học sinh vi phạm nội quy trường học

Tải về

Sửa/In biểu mẫu

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BẢN KIỂM ĐIỂM CÁ NHÂN

Kính gửi: Ban giám hiệu trường………………………………………………….

Đồng kính gửi thầy (cô) chủ nhiệm lớp…………………………………………..

Tên em là ………………………………Là học sinh lớp …………..……………

Em xin tự nghiêm khắc kiểm điểm nhận lỗi của mình như sau:

Nội dung sự việc:……………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

Em tự nhận thấy lỗi của mình là: ……………………………………………… và đã gây ảnh hưởng tới lớp cũng như khiến thầy (cô) phiền lòng.

Em xin hứa lần sau sẽ không tái phạm, nếu tái phạm, em xin chịu mọi hình thức kỉ luật của nhà trường và thầy (cô) đề ra.

Kính mong được thầy cô xem xét, tha thứ, giúp đỡ để em có thể sửa sai và tiến bộ hơn trong quá trình học tập. Em xin trân trọng cám ơn!

…………, ngày … tháng … năm……

Chữ ký học sinh                                        Chữ ký phụ huynh

(Ký, ghi rõ họ tên)                             (Ký, ghi rõ họ tên)

 

3.2 Dành cho người lao động trong doanh nghiệp vi phạm kỷ luật

Tải về

Sửa/In biểu mẫu

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

BẢN KIỂM ĐIỂM

Kính gửi: ………………………………………………………………………..….

Tôi tên là:………………………………………….………………………………..

Đơn vị:……………………………………………………………..……………….

Chức vụ:……………………………………………………………….……………

Nhiệm vụ được giao: ………………………………………………………………

Theo yêu cầu của lãnh đạo đơn vị, tôi xin kiểm điểm bản thân như sau:

Trình bày sự việc xảy ra:……………………………………………………………

Nguyên nhân sai phạm:……………………………………………………………..

Hậu quả do sai phạm xảy ra:………………………………………………………..

Tự nhận hình thức kỷ luật:………………………………………………………….

Cam kết của người lao động:……………………………………………………….

…………Ngày … tháng … năm 20………

Người viết kiểm điểm

(Ký và ghi rõ họ tên)

3.3 Dành cho học sinh kiểm điểm cuối năm

Tải về

Sửa/In biểu mẫu

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BẢN TỰ KIỂM CÁ NHÂN
Học kì ……. (năm học 20…… – 20……)

Kính gửi: Giáo viên chủ nhiệm lớp …………………………………………………

Em tên là:………………………………………………………… …………………

Học sinh lớp …………………………..Trường …………………………………….

Trong học kì …… (năm học 20…… – 20…..) vừa qua, em đã có những ưu điểm và khuyết điểm sau

– Về ưu điểm:………………………………………………………………………

– Khuyết điểm: ……………………………………………………………..………

– Vi phạm khác:…………………………………………………………………….

* Tự xếp loại hạnh kiểm:…………………………………………………………..

* Ý kiến cá nhân:…………………………………………………………………..

Trên đây là bản tự kiểm cá nhân của em. Em xin hứa sẽ cố gắng phấn đấu để thực hiện tốt nội quy và học tập tốt hơn. Em xin cảm ơn!

…, ngày …… tháng …… năm 20……

Học sinh

(Ký và ghi rõ họ tên)

>3.4 Dành cho Đảng viên kiểm điểm cuối năm

Tải về

Sửa/In biểu mẫu
ĐẢNG BỘ …                                                 ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Chi bộ: ………..                                                 ………., ngày…..tháng….năm…….

BẢN KIỂM ĐIỂM CÁ NHÂN

Năm………….

Họ và tên:……………………………… Ngày sinh:…………………………………………………

Chức vụ Đảng:…………………………………………………………………………………………..

Chức vụ chính quyền:…………………………………………………………………………………

Chức vụ đoàn thể:………………………………………………………………………………………

Đơn vị công tác:…………………………………………………………………………………………

Chi bộ……………………………………………………………………………………………………….

I. Ưu điểm, kết quả đạt được

1. Về tư tưởng chính trị; phẩm chất đạo đức, lối sống; ý thức tổ chức kỷ luật; tác phong, lề lối làm việc:

– Về tư tưởng chính trị………………………………..…………………………..

– Về phẩm chất đạo đức, lối sống………………….……………………………..

– Về ý thức tổ chức kỷ luật………………………………………………………..

– Về tác phong, lề lối làm việc……………………..……………………………..

– Việc đấu tranh phòng, chống những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của cá nhân. (Đối chiếu với 27 biểu hiện, cá nhân tự nhận diện)………………………………………..…………..

Tự đánh giá về cấp độ thực hiện:

□ Xuất sắc □ Tốt □ Trung bình □ Kém

2. Về thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao

– Việc thực hiện chức trách, quyền hạn theo quy định (Đảng, chính quyền, đoàn thể)………………………………………………….……………………………..

– Kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao trong năm………………….

– Trách nhiệm cá nhân liên quan đến kết quả, hạn chế, khuyết điểm ở lĩnh vực, địa phương, tổ chức, cơ quan, đơn vị do mình phụ trách………………………….

Tự đánh giá về cấp độ thực hiện:

□ Xuất sắc □ Tốt □ Trung bình □ Kém

3. Việc thực hiện cam kết tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu hằng năm

II. Hạn chế, khuyết điểm và nguyên nhân

1. Hạn chế, khuyết điểm (theo 03 nội dung nêu trên)……………….……………

2. Nguyên nhân của hạn chế, khuyết điểm………………………………………..

III. Kết quả khắc phục những hạn chế, khuyết điểm đã được cấp có thẩm quyền kết luận hoặc được chỉ ra ở các kỳ kiểm điểm trước

Kiểm điểm rõ từng hạn chế, khuyết điểm (đã được khắc phục; đang khắc phục, mức độ khắc phục; chưa được khắc phục); những khó khăn, vướng mắc (nếu có); trách nhiệm của cá nhân………………………………………………………

Tự đánh giá về cấp độ thực hiện:

□ Xuất sắc □ Tốt □ Trung bình □ Kém

IV. Giải trình những vấn đề được gơi ý kiểm điểm (nếu có)

Giải trình từng vấn đề được gợi ý kiểm điểm, nêu nguyên nhân, xác định trách nhiệm của cá nhân đối với từng vấn đề được gợi ý kiểm điểm……………….…..

V. Làm rõ trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể (nếu có)

VI. Phương hướng, biện pháp khắc phục hạn chế, khuyết điểm

VII. Tự nhận mức xếp loại chất lượng

1. Xếp loại cán bộ, công chức, viên chức:

□ Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

□ Hoàn thành tốt nhiệm vụ

□ Hoàn thành nhiệm vụ

□ Không hoàn thành nhiệm vụ

2. Xếp loại Đảng viên:

□ Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

□ Hoàn thành tốt nhiệm vụ

□  Hoàn thành nhiệm vụ

□ Không hoàn thành nhiệm vụ

 

NGƯỜI TỰ KIỂM ĐIỂM

(Ký, ghi rõ họ tên)

Đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức

– Nhận xét, đánh giá của người quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức:………………………………………………………………………………………………………

– Mức xếp loại chất lượng công chức, viên chức:……………………………………………

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN, ĐƠN VỊ

(Xác lập thời điểm, ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên

– Nhận xét, đánh giá của chi ủy:……………………………………………………………………

– Chi bộ đề xuất xếp loại mức chất lượng:……………………………………………………..

T/M CHI ỦY (CHI BỘ)

(Xác lập thời điểm, ký, ghi rõ họ tên)

– Đảng ủy, chi ủy cơ sở xếp loại mức chất lượng:………………………..

T/M ĐẢNG ỦY (CHI ỦY)

(Xác lập thời điểm, ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Trên đây là hướng dẫn cách viết bản kiểm điểm và một số biểu mẫu dành cho học sinh, sinh viên, người lao động, Đảng viên… Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 091 6655 698 để được hỗ trợ, giải đáp.

Lưu ý khi viết bản tự kiểm điểm bản thân

  • Bản kiểm điểm nên được viết một cách thành thật. Vì đây chính là văn bản giúp chính bản thân bạn nhìn nhận lại những hành vi của bản thân từ đó rút ra những kinh nghiệm cho quá trình làm việc sau này.
  • Trong bản kiểm điểm thì Quốc hiệu và Biểu ngữ luôn được trình bày ở giữa trang, chính xác.
  • Nội dung sự việc và sai phạm trong bản kiểm điểm cần trình bày chi tiết sự việc, mắc lỗi gì, thời gian nào,…

XEM THÊM: Giấy xác nhận dân sự là gì? Mẫu giấy xác nhận dân sự ở đâu?

Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về cách viết và mẫu viết bản kiểm điểm hy vọng nó sẽ giúp bạn nhiều thông tin hữu ích. Đừng quên dowload về để viết bản kiểm điểm nhanh và chuẩn xác nhất nhé.

#Mẫu bản kiểm điểm nhận lỗi
#Cách viết bản kiểm điểm vì MẠNG điện thoại
#Cách viết bản kiểm điểm đánh nhau
#Bản kiểm điểm
#Viết bản kiểm điểm nhận lỗi
#Cách viết bản kiểm điểm đi học muộn
#Cách viết bản kiểm điểm trong công việc
#Bản tự kiểm điểm quá trình học tập

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Reach us on WhatsApp
1
[twwr-whatsapp-chat id="2978"]