Thái Nguyên nằm ở khu vực của ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi và vùng đồng bằng sông Hồng. Hệ thống nơi đây cũng thuận lợi để kết nối tới các trung kinh tế khác như Hà Nội, Hải Phòng, các cửa khẩu quốc tế. Về nguồn nhân lực, Thái Nguyên là trung tâm đào tạo lớn thứ 3 trong cả nước, nơi tập trung nhiều trường đại học, cao đẳng, dạy nghề, trung tâm nghiên cứu. Hai nhà máy lớn của Samsung đặt tại đây đã phần nào thể hiện tiềm năng phát triển ở nơi đây cần được khai thác hơn nữa.

XEM THÊM: Hồ sơ nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào công ty cổ phần tại Lâm Đồng

Đầu tư nước ngoài tại Thái Nguyên đang đóng góp rất lớn cho sự phát triển kinh tế của tỉnh. Không chỉ có đầu tư theo phương thức trực tiếp, nhà đầu tư có thể tiến hành đầu tư tại đây theo phương thức gián tiếp thông qua góp vốn, mua phần vốn góp của các tổ chức kinh tế đã được thành lập tại đây. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn đọc thành phần hồ sơ nhà đầu tư nước ngoài cần chuẩn bị trước khi thực hiện thủ tục góp vốn, mua phần vốn góp của một loại hình công ty là công ty trách nhiệm hữu hạn.

TÌM HIỂU VỀ MÔ HÌNH CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN (TNHH)

Hiện nay, đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có hai mô hình chính là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. Trong đó:

– Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.

– Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

– Cả hai loại hình công ty này đều có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

– Công ty TNHH không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần.

– Công ty trách nhiệm hữu hạn được phát hành trái phiếu theo quy định của Luật Doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan

– Ưu điểm của loại hình công ty này đó là mô hình tổ chức đơn giản hơn so với công ty cổ phần, thích hợp đối với những công ty nhỏ và vừa, ít thành viên. chủ đầu tư chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn điều lệ, vì vậy hạn chế được rủi ro khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh.

– Theo quy định về chuyển nhượng phần vốn góp:

Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác (Trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 51, khoản 6 và khoản 7 Điều 53 của Luật Doanh nghiệp) theo quy định sau đây:

  1. a) Chào bán phần vốn góp đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện chào bán;
  2. b) Chuyển nhượng với cùng điều kiện chào bán đối với các thành viên còn lại quy định tại điểm a khoản này cho người không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày chào bán.

– Đối với tăng vốn, công ty TNHH có thể huy động thêm vốn góp của người khác. Đối với công ty TNHH 1 thành viên, trường hợp tăng vốn điều lệ bằng việc huy động thêm phần vốn góp của người khác, công ty phải tổ chức quản lý theo loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần.

          Nhà đầu tư nước ngoài khi đăng ký góp vốn, mua phần vốn góp của một công ty trách nhiệm hữu hạn sẽ trở thành thành viên của công ty đó.

Hồ sơ nhà đăng ký đầu tư nước ngoài góp vốn, mua phần vốn góp của công ty TNHH ở Thái Nguyên
Hồ sơ nhà đăng ký đầu tư nước ngoài góp vốn, mua phần vốn góp của công ty TNHH ở Thái Nguyên

THỦ TỤC ĐĂNG KÝ GÓP VỐN

          Nhà đầu nước ngoài nếu thuôc các trường hợp sau đây sẽ phải tiến hành thủ tục đăng ký góp vốn tại cơ quan đăng ký đầu tư là Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Thái Nguyên trước khi thực hiện thủ tục thay đổi thành viên:

– Trường hợp 1: Việc góp vốn, mua phần vốn góp làm tăng tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài tại tổ chức kinh tế kinh doanh ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài bao gồm các ngành nghề sau:

  1. Sản xuất và phân phối các sản phẩm văn hóa, bao gồm các bản ghi hình.
  2. Sản xuất, phân phối, chiếu các chương trình ti vi và các tác phẩm ca múa nhạc, sân khấu, điện ảnh.
  3. Cung cấp dịch vụ phát thanh và truyền hình.
  4. Bảo hiểm; ngân hàng; kinh doanh chứng khoán và các dịch vụ khác liên quan đến bảo hiểm, ngân hàng, kinh doanh chứng khoán.
  5. Dịch vụ bưu chính, viễn thông.
  6. Dịch vụ quảng cáo.
  7. Dịch vụ in, dịch vụ phát hành xuất bản phẩm.
  8. Dịch vụ đo đạc và bản đồ.
  9. Dịch vụ chụp ảnh từ trên cao.
  10. Dịch vụ giáo dục.
  11. Thăm dò, khai thác và chế biến tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản, dầu và khí.
  12. Thủy điện, điện gió ngoài khơi và năng lượng hạt nhân.
  13. Vận tải hàng hóa và hành khách bằng đường sắt, đường hàng không, đường bộ, đường sông, đường biển, đường ống.
  14. Nuôi, trồng thủy sản.
  15. Lâm nghiệp và săn bắn.
  16. Kinh doanh đặt cược, casino.
  17. Dịch vụ bảo vệ.
  18. Xây dựng, vận hành và quản lý cảng sông, cảng biển và sân bay.
  19. Kinh doanh bất động sản.
  20. Dịch vụ pháp lý.
  21. Dịch vụ thú y.
  22. Hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến hoạt động mua bán hàng hóa của nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài tại Việt Nam.
  23. Dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật.
  24. Dịch vụ du lịch.
  25. Dịch vụ sức khỏe và dịch vụ xã hội.
  26. Dịch vụ thể thao và giải trí.
  27. Sản xuất giấy.
  28. Sản xuất phương tiện vận tải trên 29 chỗ.
  29. Phát triển và vận hành chợ truyền thống.
  30. Hoạt động Sở giao dịch hàng hóa.
  31. Dịch vụ thu gom hàng lẻ ở nội địa.
  32. Dịch vụ kiểm toán, kế toán, sổ sách kế toán và thuế.
  33. Dịch vụ thẩm định giá; tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa.
  34. Dịch vụ liên quan đến nông, lâm, ngư nghiệp.
  35. Sản xuất, chế tạo máy bay.
  36. Sản xuất, chế tạo đầu máy và toa xe đường sắt.
  37. Sản xuất, kinh doanh sản phẩm thuốc lá, nguyên liệu thuốc lá, máy móc, thiết bị thuộc chuyên ngành thuốc lá.
  38. Hoạt động của nhà xuất bản.
  39. Đóng mới, sửa chữa tàu biển.
  40. Dịch vụ thu gom chất thải, dịch vụ quan trắc môi trường.
  41. Dịch vụ trọng tài thương mại, hòa giải trọng tài.
  42. Kinh doanh dịch vụ logistics.
  43. Vận tải biển ven bờ.
  44. Canh tác, sản xuất hoặc chế biến các loại cây trồng quý hiếm, chăn nuôi gây giống động vật hoang dã quý hiếm và chế biến, xử lý các động vật hay cây trồng này, bao gồm cả động vật sống và các chế phẩm từ chúng;
  45. Sản xuất vật liệu xây dựng.
  46. Xây dựng và các dịch vụ kỹ thuật có liên quan.
  47. Lắp ráp xe gắn máy.
  48. Dịch vụ liên quan đến thể thao, mỹ thuật, nghệ thuật biểu diễn, trình diễn thời trang, thi người đẹp và người mẫu, và các hoạt động vui chơi, giải trí khác.
  49. Dịch vụ hỗ trợ vận tải hàng không; dịch vụ kỹ thuật mặt đất tại cảng hàng không, sân bay; dịch vụ cung cấp suất ăn trên tàu bay; dịch vụ thông tin dẫn đường giám sát, dịch vụ khí tượng hàng không.
  50. Dịch vụ đại lý tàu biển; dịch vụ lai dắt tàu biển.
  51. Dịch vụ liên quan đến di sản văn hóa, quyền tác giả và quyền liên quan, nhiếp ảnh, ghi hình, ghi âm, triển lãm nghệ thuật, lễ hội, thư viện, bảo tàng;
  52. Dịch vụ liên quan đến xúc tiến, quảng bá du lịch.
  53. Dịch vụ đại diện, đại lý tuyển dụng và đặt lịch, quản lý cho nghệ sỹ, vận động viên.
  54. Dịch vụ liên quan đến gia đình.

XEM THÊM: Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại Thanh Hóa

5 5. Hoạt động thương mại điện tử.

  1. Kinh doanh nghĩa trang, dịch vụ nghĩa trang và dịch vụ mai táng.
  2. Dịch vụ gieo hạt và phun thuốc hóa chất bằng máy bay.
  3. Dịch vụ hoa tiêu hàng hải;
  4. Các ngành, nghề đầu tư theo cơ chế thí điểm của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

– Trường hợp 2: Việc góp vốn, mua phần vốn góp dẫn đến việc nhà đầu tư nước ngoài sở hữu từ dưới hoặc bằng 50% lên trên 50%; tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài khi nhà đầu tư nước ngoài đã sở hữu trên 50% vốn điều lệ trong tổ chức kinh tế.

– Trường hợp 3: Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại đảo và xã, phường, thị trấn biên giới; xã, phường, thị trấn ven biển; khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh.

Hồ sơ đăng ký góp vốn bao gồm:

  1. a) Văn bản đăng ký góp vốn, mua phần vốn góp
  2. b) Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân, tổ chức góp vốn, mua phần vốn góp và tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua phần vốn góp;
  3. c) Văn bản thỏa thuận nguyên tắc về việc góp vốn, mua phần vốn góp giữa nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua phần vốn góp hoặc giữa nhà đầu tư nước ngoài với thành viên của tổ chức kinh tế đó;
  4. d) Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp (nếu có).

HỒ SƠ THÔNG BÁO THAY ĐỔI THÀNH VIÊN LÀ NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

  1. Trường hợp tiếp nhận thành viên mới dẫn đến tăng vốn điều lệ công ty
  2. a) Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký;
  3. b) Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. Danh sách thành viên phải bao gồm chữ ký của thành viên mới và thành viên có phần vốn góp thay đổi, không bắt buộc phải có chữ ký của thành viên có phần vốn góp không thay đổi;
  4. c) Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp Hội đồng thành viên về việc tiếp nhận thành viên mới;
  5. d) Giấy tờ xác nhận việc góp vốn của thành viên mới của công ty;

đ) Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân trong trường hợp thành viên mới là cá nhân hoặc bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức, bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và bản sao văn bản cử người đại diện theo ủy quyền trong trường hợp thành viên mới là tổ chức.

Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

  1. e) Văn bản của Cơ quan đăng ký đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đối với trường hợp phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp theo quy định của Luật Đầu tư.
  2. Trường hợp thay đổi thành viên do chuyển nhượng phần vốn góp
  3. a) Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký;
  4. b) Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. Danh sách thành viên phải bao gồm chữ ký của thành viên mới và thành viên có phần vốn góp thay đổi, không bắt buộc phải có chữ ký của thành viên có phần vốn góp không thay đổi;
  5. c) Hợp đồng chuyển nhượng hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng;
  6. d) Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân trong trường hợp thành viên mới là cá nhân hoặc bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức, bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và bản sao văn bản cử người đại diện theo ủy quyền trong trường hợp thành viên mới là tổ chức.

Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

đ) Văn bản của Cơ quan đăng ký đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đối với trường hợp phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp theo quy định của Luật Đầu tư.

  1. Trường hợp chủ sở hữu công ty chuyển nhượng toàn bộ vốn điều lệ cho nhà đầu tư nước ngoài
  2. a) Thông báo thay đổi chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do chủ sở hữu hoặc người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu cũ và chủ sở hữu mới hoặc người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu mới ký;
  3. b) Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân trong trường hợp người nhận chuyển nhượng là cá nhân hoặc bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức, bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người được ủy quyền và bản sao văn bản cử người đại diện theo ủy quyền trong trường hợp người nhận chuyển nhượng là tổ chức.

Đối với chủ sở hữu là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

  1. c) Bản sao Điều lệ sửa đổi, bổ sung của công ty;
  2. d) Hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng phần vốn góp;

đ) Văn bản của Cơ quan đăng ký đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đối với trường hợp phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp theo quy định của Luật Đầu tư.

XEM THÊM: Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Vĩnh Phúc

          Như vậy, có thể thấy đối với mỗi trường hợp khác nhau, nhà đầu tư nước ngoài sẽ phải thực hiện những thủ tục khác nhau với thành phần khác nhau phụ thuộc vào ngành nghề nhà đầu tư nước ngoài muốn tham gia, tỉ lệ phần vốn góp của họ. Trên đây là bài viết khái quát của Vạn Luật, để được tư vấn chi tiết hơn các thông tin về thủ tục này, quý vị đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi. Xin chân thành cảm ơn!

Nguồn trích dẫn luật: https://thuvienphapluat.vn

Để được tư vấn cụ thể, liên lạc với chúng tôi:

Mọi thông tin chi tiết quý khách vui lòng liên hệ:

SĐT: 091 6655 698

Email: lienhe@vanluat.vn

hoặc có thể đến trực tiếp đến Văn phòng chúng tôi theo địa chỉ sau:

CÔNG TY VẠN LUẬT 
HÀ NỘI:P803 Tòa N01T3, Khu Ngoại Giao Đoàn, phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm – Hà Nội
TP.HCM:22B, đường 25, phường Bình An, Quận 2 – TP.HCM
HOTLINE: 02473 023 698

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Reach us on WhatsApp
1
[twwr-whatsapp-chat id="2978"]