Địa danh là tên gọi các địa điểm được xác định bằng danh từ riêng, đó có thể là tên địa hình thiên nhiên, tên công trình xây dựng, tên các đơn vị hành chính,…
XEM THÊM: Hồ sơ điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ở Hải Dương
Việc gọi tên cho một vùng đất mới nhằm đánh dấu sự tồn tại của cộng đồng luôn luôn ẩn trong tiềm thức, hệ tư tưởng của biết bao đời cha ông của chúng ta.
Với sự tác động trực tiếp của thiên nhiên vào tâm lý những người con xa quê hương, những bậc tiền nhân của chúng ta dựa vào những điều mắt thấy tai nghe đặt ra những tên gọi cảm tính nôm na, gần gũi, dễ hiểu, gắn chặt với đặc trưng thiên nhiên, bản chất con người nơi đó để bây giờ chúng ta có những địa danh như hôm nay.
Trong bài viết hôm nay chúng tôi xin đưa ra một số giải thích địa danh là gì và nêu lên tầm ý nghĩa quan trọng của địa danh trong cuộc sống con người chúng ta.
Địa danh là gì?
Địa danh là tên gọi các địa điểm được xác định bằng danh từ riêng, đó có thể là tên địa hình thiên nhiên (như sông Hương, hồ Ba Bể, Vịnh Hạ Long), tên công trình xây dựng ( như lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, chùa Một Cột, bốt Hàng Đậu), tên các đơn vị hành chính (như quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh).
Hiện nay tồn tại rất nhiều khái niệm địa danh khác nhau, chúng tôi xin đưa ra một số những quan điểm nổi bật sau đây:
Theo nhà ngôn ngữ học A.V.Superanskaja 1985 trong cuốn “Địa danh là gì” đã có định nghĩa: “Tên gọi các địa điểm được biểu thị bằng những từ riêng.”
Trên tạp chí sông Hương – số 121 (tháng 03 năm 2010), đưa ra khái niệm địa danh như sau: “Địa danh là tên gọi của địa hình thiên nhiên, các công trình xây dựng, các đơn vị hành chính, các vùng lãnh thổ nào đó.”
Như vậy, có rất nhiều định nghĩa khác nhau nhưng tự chung chúng ta có thể hiểu địa danh là tên các địa hình khác nhau, tên nơi cư trú, tên hành chính,… được con người đặt ra.
Đối với bản đồ địa danh được hiểu là tên các đối tượng địa lý được thể hiện trên bản đồ.
Một trong những đặc điểm nổi bật của địa danh là sự đa dạng về ngôn ngữ. Địa danh của dân tộc, quốc gia nào thường được đặt bằng ngôn ngữ của dân tộc, quốc gia đó. Nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau sẽ dẫn đến việc bản đồ địa danh trở nên phức tạp hơn nhiều về mặt ngôn ngữ.
Chức năng của địa danh không cho phép không cho phép nhầm lẫn và trùng lặp tên địa danh.
XEM THÊM: Điều chỉnh giấy phép thành lập chi nhánh cho thương nhân nước ngoài tại Bắc Giang
Mô hình cấu tạo của địa danh trong tiếng Việt
Địa danh trong tiếng Việt thường được tạo nên theo mô hình như sau:
Thành tố/danh từ chung + tên riêng/địa danh.
Các địa danh trong tiếng Việt đều là tên gọi hay kí hiệu biểu hiện các dấu hiệu đặc trưng khu biệt của thực thể địa lý được mang tên. Điều này hoàn toàn đúng với ý kiến sau của Laibnitxo đã được V.I.Lênin khen là “nói hay” trong tác phẩm “bút kí triết học” cụ thể như sau: “nhưng tên gọi là cái gì? Một phù hiệu để phân biệt, một dấu hiệu đập vào mắt mà tôi đem làm thành đặc trưng của đối tượng trong tính chính thể của nó.”
Ý nghĩa và tầm quan trọng của địa danh
Địa danh thể hiện sự phân biệt giữa các đối tượng trên bề mặt Trái Đất, vì thế chúng phải được coi là cực kỳ quan trọng. Nhiều sự kiện lịch sử đã chứng tỏ sự nhầm lẫn địa danh đã gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng.
Địa danh là một nội dung rất quan trọng trên bản đồ, đó là thông tin không thể thiếu về của bất cứ đối tượng nào.
Địa danh không tồn tại trong khoảng không. Vì chúng được phản ánh bởi con người, địa danh cung cấp thông tin quan trọng về chính trị, văn hoá, xã hội. Địa danh thay đổi rõ ràng nhất trong không gian, từ điểm này đến điểm kia. Chúng cũng được thay đổi qua thời gian, do sự thay đổi của tự nhiên hoặc ngôn ngữ, chính trị.
Chức năng định danh của địa danh không cho phép nhầm lẫn và trùng lặp địa danh. Tính chính xác của địa danh trên bản đồ càng phải cao hơn trong các loại tài liệu và văn bản khác. Sự hạn chế của hệ thống phụ âm đầu và nhất là phụ âm cuối của tiếng Việt về cả âm và chữ dễ tạo ra nhiều nhầm lẫn.
Trường hợp tên gọi Vịnh Bắc Bộ – một địa danh có tính lịch sử: “sự kiện Vịnh Bắc Bộ” – có thể do các cơ quan có thẩm quyền của ta chưa kịp gửi danh mục địa danh và bản đồ Việt Nam cho UNGEGN, nên trong bản đồ thế giới của các nước viết theo 2 cách, một là dịch nghĩa: Golf von Nordvietnam (Atlas Đức), Gulf of Tonkin (Danh mục Slôvênia); hai là giữ nguyên dạng, nhưng theo kiểu phiên âm Trung Quốc, chứ không theo nguyên ngữ tiếng Việt: Beibu Wan (Atlas Anh).
Tính chính thức của địa danh vô cùng quan trọng trong công tác lập bản đồ. Tuy nhiên, đôi khi có thể vi phạm tính hệ thống và tính truyền thống. Do thoả thuận về ngoại giao song phương với các nước, ta đã lấy tên nguyên dạng Italia và Ôxtrâylia thay cho Ý và Úc – là những tên Hán Việt viết tắt đã quen dùng, nằm trong hệ thống địa danh Hán Việt truyền thống chỉ tên nước. Do quan hệ song phương giữa nước ta với các nước trên thế giới nên việc thay đổi tên nước trên bản đồ đều phải thông qua Bộ Ngoại giao để được sự đồng ý của nước bạn. Lúc ấy tên mới thành chính thức.
Tính hội nhập quốc gia với quốc tế cũng là một điểm rất đáng được quan tâm. Một số quốc gia vây quanh những biển, hồ lớn thường có những mâu thuẫn về chính trị, ngoại giao do địa danh gây ra. Qua vị trí địa lí của các nước xung quanh các đối tượng địa hình đó, có thể biết được địa danh xuất phát từ đâu. Bắc Hải (North Sea) nằm về phía đông của nước Anh, phía tây của Đan Mạch, phía nam của Na Uy và phía bắc của Tây Đức và Hà Lan.
Như vậy, những người đầu tiên gọi tên Bắc Hải có lẽ là Hà Lan và Đức, về sau các nước khác gọi theo. Không xa Bắc Hải, nằm về phía đông của Đan Mạch là Biển Đông, còn gọi là Biển Baltic. Nó nằm về phía bắc của Ba Lan và Đông Đức, phía tây của các nước được mệnh danh là các nước vùng Baltic: Lithuania, Latvia, Extônia. Người Đức và Đan Mạch gọi nó là Biển Đông. Những nước ở gần như Ba Lan, Nga,… ở xa như Việt Nam đều gọi là Biển Baltic. Trong văn học Nga, có một cuốn tiểu thuyết được nhiều người yêu thích có tiêu đề là “Bầu trời Bantích”.
Trong cơ sở hạ tầng thông tin của các quốc gia, địa danh luôn được xác định là yếu tố được sử dụng phổ biến và có ý nghĩa quan trọng trong việc thể hiện, xác lập mối quan hệ giữa các đối tượng địa lý.
Năm 2000, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đã quyết định lấy ngày 21 tháng 2 hằng năm là ngày TIẾNG MẸ ĐẺ với mục đích tôn vinh tiếng mẹ đẻ trong chương trình giáo dục song ngữ/đa ngữ.
Như đã biết, tiếng mẹ đẻ gắn liền với văn hoá của một dân tộc tộc người, cho nên, việc tôn vinh tiếng mẹ đẻ cũng chính là sự thừa nhận và tôn vinh sự đa dạng của ngôn ngữ và văn hoá. UNESCO cho rằng, với thời đại của công nghệ thông tin thì công nghệ sẽ là trợ thủ đắc lực trong việc bảo tồn và phát huy tiếng mẹ đẻ. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của UNESCO về hoạt động này là tập trung xây dựng bản đồ mới về các ngôn ngữ có nguy cơ bị tiêu vong; cung cấp các dữ liệu cần thiết và chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy tiếng mẹ đẻ và giáo dục song/đa ngữ.
XEM THÊM: Xin giấy chứng nhận đầu tư nghề nông nghiệp chế biến, chế tạo ở Quảng Ninh
Năm 1802 đổi gọi là trấn Thanh Hóa, có thể do tên cũ trùng với tên một phi tần của vua. Năm 1831 đổi trấn thành tỉnh, bắt đầu gọi là tỉnh Thanh Hoa (Hoa: tinh hoa). Đến năm 1841 đổi thành tỉnh Thanh Hóa đến nay.
Mọi thắc mắc liên quan đến nội dung bài viết địa danh là gì?