Đồng Nai là một tỉnh cửa ngõ đi vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ – vùng kinh tế phát triển và năng động nhất cả nước. Trong đó, Đồng Nai là một trong ba góc nhọn của tam giác phát triển Thành phố Hồ Chí Minh – Bình Dương – Đồng Nai. Đồng Nai có nhiều cụm công nghiệp nghề truyền thống và hơn 32 khu công nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và đi vào hoạt động như Long Thành, An Phước, Nhơn Trạch II, Biên Hòa II, Amata…

XEM THÊM: Các trường hợp không được cấp giấy chứng nhận thành lập chi nhánh cho thương nhân nước ngoài tại Hải Phòng

Trong những năm gần đây, Đồng Nai luôn thu hút số lượng lớn các nhà đầu tư nước ngoài tiến hành đầu tư thành lập các tổ chức kinh tế tại Đồng Nai, đặc biệt là các dự án đầu tư về công nghệ chế biến lương thực. Các nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư kinh doanh vào Đồng Nai thì phải tiến hành các thủ tục pháp lý để thành lập tổ chức kinh tế

Bài viết dưới đây, Vạn Luật sẽ cung  cấp cho quý khách hàng những thông tin cơ bản, cần thiết nhất về thủ tục thành lập văn phòng đại diện cho thương nhân nước ngoài tại Việt Nam

Văn bản pháp luật

  • Luật thương mại 2005 ngày 14 tháng 6 năm 2005
  • Nghị định 07/2016/NĐ-CP Quy định chi tiết Luật Thương mại về Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam
  • Thông tư 11/2016/TT-BCT quy định biểu mẫu thực hiện Nghị định số 07/2016/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam
Dịch vụ tư vấn thành lập văn phòng đại diện cho thương nhân nước ngoài tại Đồng Nai
Dịch vụ tư vấn thành lập văn phòng đại diện cho thương nhân nước ngoài tại Đồng Nai

Thương nhân nước ngoài là gì ?

Khái niệm:

+ Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.

+ Thương nhân có quyền hoạt động thương mại trong các ngành nghề, tại các địa bàn, dưới các hình thức và theo các phương thức mà pháp luật không cấm.

+ Quyền hoạt động thương mại hợp pháp của thương nhân được Nhà nước bảo hộ.

+ Nhà nước thực hiện độc quyền Nhà nước có thời hạn về hoạt động thương mại đối với một số hàng hóa, dịch vụ hoặc tại một số địa bàn để bảo đảm lợi ích quốc gia. Chính phủ quy định cụ thể danh mục hàng hóa, dịch vụ, địa bàn độc quyền Nhà nước.

  • Nghĩa vụ đăng ký kinh doanh của thương nhân: Thương nhân có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Trường hợp chưa đăng ký kinh doanh, thương nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình theo quy định của Luật thương mại năm 2005 và quy định khác của pháp luật
  • Thương nhân nước ngoài là thương nhân được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc được pháp luật nước ngoài công nhận

Văn phòng đại diện cho thương nhân nước ngoài là gì?

Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam là đơn vị phụ thuộc của thương nhân nước ngoài, được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam để tìm hiểu thị trường và thực hiện một số hoạt động xúc tiến thương mại mà pháp luật Việt Nam cho phép.

  1. Quyền của văn phòng đại diện

+ Hoạt động đúng mục đích, phạm vi và thời hạn được quy định trong giấy phép thành lập Văn phòng đại diện.

+ Thuê trụ sở, thuê, mua các phương tiện, vật dụng cần thiết cho hoạt động của Văn phòng đại diện.

+ Tuyển dụng lao động là người Việt Nam, người nước ngoài để làm việc tại Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam.

+ Mở tài khoản bằng ngoại tệ, bằng đồng Việt Nam có gốc ngoại tệ tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam và chỉ được sử dụng tài khoản này vào hoạt động của Văn phòng đại diện.

+ Có con dấu mang tên Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam.

+ Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

  1. Nghĩa vụ của văn phòng đại diện

+ Không được thực hiện hoạt động sinh lợi trực tiếp tại Việt Nam.

+ Chỉ được thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại trong phạm vi mà Luật này cho phép.

+ Không được giao kết hợp đồng, sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã giao kết của thương nhân nước ngoài, trừ trường hợp Trưởng Văn phòng đại diện có giấy uỷ quyền hợp pháp của thương nhân nước ngoài

+ Nộp thuế, phí, lệ phí và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.

+ Báo cáo hoạt động của Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam.

+ Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Thời hạn Giấy phép thành lập văn phòng đại diện

+ Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh của thương nhân nước ngoài có thời hạn 05 năm nhưng không vượt quá thời hạn còn lại của Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài trong trường hợp giấy tờ đó có quy định về thời hạn.

+ Thời hạn của Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện

XEM THÊM: Điều kiện cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện cho thương nhân nước ngoài ở Bà Rịa – Vũng Tàu

Hồ sơ cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện

– Hồ sơ 01 bộ bao gồm:

  1. a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện theo mẫu của Bộ Công Thương do đại diện có thẩm quyền của thương nhân nước ngoài ký;
  2. b) Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài;
  3. c) Văn bản của thương nhân nước ngoài cử/bổ nhiệm người đứng đầu Văn phòng đại diện;
  4. d) Bản sao báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc văn bản xác nhận tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế hoặc tài chính trong năm tài chính gần nhất hoặc giấy tờ có giá trị tương đương do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập cấp hoặc xác nhận, chứng minh sự tồn tại và hoạt động của thương nhân nước ngoài trong năm tài chính gần nhất;

đ) Bản sao hộ chiếu hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (nếu là người Việt Nam) hoặc bản sao hộ chiếu (nếu là người nước ngoài) của người đứng đầu Văn phòng đại diện;

Tài liệu về địa điểm dự kiến đặt trụ sở Văn phòng đại diện bao gồm:

  • Bản sao biên bản ghi nhớ hoặc thỏa thuận thuê địa điểm hoặc bản sao tài liệu chứng minh thương nhân có quyền khai thác, sử dụng địa điểm để đặt trụ sở Văn phòng đại diện;
  • Bản sao tài liệu về địa điểm dự kiến đặt trụ sở Văn phòng đại diện theo quy định pháp luật.
  • Tài liệu quy định tại Điểm b, Điểm c, Điểm d và Điểm đ (đối với trường hợp bản sao hộ chiếu của người đứng đầu Văn phòng đại diện là người nước ngoài) phải dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam. Tài liệu quy định tại Điểm b phải được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài chứng nhận hoặc hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về thủ tục thành lập văn phòng đại diện cho thương nhân nước ngoài tại Đồng Nai. Nếu quý khách hàng còn bất kỳ vướng mắc về thủ tục này hoặc thủ tục pháp lý nào khác. Hãy liên lạc ngay với chúng tôi, chúng tôi luôn sẵn sàng phục vụ quý khách một các tận tình chu đáo, cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp, uy tín nhất. Trân trọng

XEM THÊM: Thành lập chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Bắc Ninh – Trình tự và thủ tục cần biết

Trích nguồn: Thuvienphapluat

Để được tư vấn cụ thể, liên lạc với chúng tôi:

Mọi thông tin chi tiết quý khách vui lòng liên hệ:

SĐT: 0919 123 698

Email: lienhe@vanluat.vn

hoặc có thể đến trực tiếp đến Văn phòng chúng tôi theo địa chỉ sau:

CÔNG TY VẠN LUẬT 
HÀ NỘI:P803 Tòa N01T3, Khu Ngoại Giao Đoàn, phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm – Hà Nội
TP.HCM:22B, đường 25, phường Bình An, Quận 2 – TP.HCM
HOTLINE: 02473 023 698

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Reach us on WhatsApp
1
[twwr-whatsapp-chat id="2978"]