Điểm sàn là gì? Những thắc mắc này được nhiều thí sinh quan tâm đến. Dưới dây Ban tư vấn tuyển sinh Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn sẽ giải thích rõ cho các thí sinh được hiểu. Sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT, các trường đại học sẽ lần lượt công bố điểm sàn, điểm chuẩn. Vậy điểm sàn là gì? Điểm chuẩn là gì?
XEM THÊM: Thủ Tục Thành Lập Doanh Nghiệp Ở Canada Trọn Vẹn 2022
Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới nhé!
Điểm sàn là điểm gì?
Điểm sàn là mức điểm được hiểu sẽ là ngưỡng chất lượng đầu vào, ngưỡng tối thiểu mà các trường Đại học/ Cao đẳng lấy làm cơ sở để tiến hành tuyển sinh. Bởi vậy, các trường không được phép tuyển những thí sinh có ngưỡng điểm thấp hơn chất lượng đầu cao.
Điểm chuẩn là điểm gì ?
Điểm chuẩn là mức điểm được đưa ra khi thí sinh đã chốt nguyện vọng (có nghĩa là sau khi hết hạn điều chỉnh nguyện vọng). Theo đó điểm chuẩn sẽ đưa được công bố chính thức sau khi các thí sinh đã biết điểm. Dựa vào mức điểm chuẩn để các thí sinh có thể biết được mình đỗ hay trượt Đại học, sau khi biết kết quả cần xem xét để đăng ký xét tuyển qua nguyện vọng 2 phù hợp với năng lực của bản thân.
Ngưỡng xét tuyển là gì ?
Ngưỡng xét tuyển: tức có nghĩa là mức điểm các trường Đại học/ Cao đẳng sẽ công số kết quả. Đây là sẽ mức điểm để đánh giá được thí sinh có đủ điều kiện để đăng ký các nguyện vọng vào các trường hay không. Sau đó, sẽ đưa ra được những quyết định nên thay đổi nguyện vọng hay không. Theo đó, ngưỡng điểm xét tuyển sẽ luôn lớn hơn hoặc có thể bằng với mức điểm sàn
Bởi vậy, các thí sinh cần phải thận trọng và tìm hiểu thật kỹ về ngưỡng xét tuyển vào các trường đưa ra, vì cũng có khá nhiều trường đưa ra ngưỡng xét tuyển thấp trong khi mức điểm chuẩn thực tế lại cao hơn. Đặc biệt là đối những trường nằm trong TOP đầu trên cả nước.
Điểm sàn và điểm chuẩn có gì khác nhau?
– Về thời điểm công bố:
+ Điểm sàn sẽ công bố trước hoặc trong thời gian điều chỉnh nguyện vọng của thí sinh;
+ Điểm chuẩn được các trường công bố sau khi đã kết thúc thời gian điều chỉnh nguyện vọng.
– Tính chất:
+ Điểm sàn mang tính tham khảo để đăng ký vào các ngành, các trường. Thí sinh có điểm xét tuyển cao hơn điểm sàn sẽ có nhiều cơ hội trúng tuyển hơn.
+ Điểm chuẩn là điều kiện để trúng tuyển vào ngành học, trường học mà thí sinh đã đăng ký.
– Trong nhiều trường hợp, điểm chuẩn thường cao hơn điểm sàn.
Điểm sàn, điểm chuẩn có ảnh hưởng gì với thí sinh?
Các trường sẽ lựa chọn thí sinh trúng tuyển và công bố điểm chuẩn dựa trên chỉ tiêu tuyển sinh và điểm số của thí sinh đã đăng ký. Vì vậy, thí sinh cần nghiên cứu kỹ điểm sàn năm tuyển sinh và điểm chuẩn các năm trước để đăng ký nguyện vọng phù hợp.
Điểm xét tuyển của thí sinh càng cao hơn điểm sàn thì thí sinh càng có nhiều cơ hội trúng tuyển.
Trong thời gian điều chỉnh nguyện vọng lần cuối, thí sinh có thể so sánh điểm chuẩn của ngành mình muốn xét tuyển ở các năm trước với điểm thi thực tế để lựa chọn và sắp xếp thứ tự nguyện vọng đăng ký xét tuyển hợp lý.
Điểm chuẩn và điểm sàn khác nhau như thế nào?
Ngoài thắc mắc: Điểm sàn là gì? thì nhiều thí sinh còn quan tâm đến vấn đề giữa điểm chuẩn và điểm sàn sẽ khác nhau như thế nào? Theo như quy định đưa ra thì các thí sinh phải có mức điểm thi bằng hay cao hơn mức điểm sàn khi đó mới tiến hành xét tuyển Nguyện vọng 1 cũng như nộp hồ sơ để tiến hành sơ tuyển Nguyện vọng 2 & 3.
Mức điểm sẽ giúp các trường đưa ra được định mức điểm xét tuyển bằng cách căn cứ vào chỉ tiêu và điểm thi của từng thí sinh. Từ mức điểm sàn quy định trước, bởi vậy mức điểm xét tuyển không được thấp hơn mức điểm sàn đã đưa ra. Điều này đồng nghĩa với điểm xét tuyển nguyện vọng sau sẽ không được thấp hơn điểm trúng tuyển nguyện vọng trước. Hầu hết các trường Đại học/ Cao đẳng trên cả nước mức điểm xét tuyển sẽ cao hơn mức điểm sàn.
Thí sinh chỉ được nộp hồ sơ để xét tuyển nguyện vọng 2 và 3 khi không trúng tuyển nguyện vọng 2 nộp hồ sơ vào những trường đã tuyển nguyện vọng 2 nhưng còn thiếu chỉ tiêu.Bởi vậy, những thí sinh không trúng tuyển vào trường Đại học này nhưng điểm thi của bạn cao hơn điểm sàn và cao hơn hay bằng điểm của trường, nếu còn chỉ tiêu khi đó các bạn mới tiến hành xét tuyển nguyện vọng 2 và đủ điều kiện để nộp hồ sơ.
Cách tính điểm xét tuyển đại học
Thông thường, với các ngành không có môn chính hay không có môn nhân hệ số trong tổ hợp xét tuyển, có thể tính điểm xét tuyển theo công thức sau:
Điểm xét đại học = Điểm M1 + Điểm M2 + Điểm M3 + Điểm ưu tiên (nếu có)
Trong đó: Điểm M1, M2, M3 là lần lượt là điểm các môn thành phần trong tổ hợp xét tuyển thí sinh đăng ký.
Về điểm ưu tiên: Theo Điều 7 Quy chế tuyển sinh đại học ban hành kèm Thông tư số 09/2020/TT-BGDĐT, thí sinh sẽ được cộng điểm ưu tiên theo đối tượng và khu vực tuyển sinh. Trong đó:
– Điểm ưu tiên theo đối tượng:
+ Thí sinh được cộng 2 điểm nếu thuộc các đối tượng 1, 2, 3, 4 theo Quy chế tuyển sinh đại học;
+ Thí sinh được cộng 1 điểm nếu thuộc các đối tượng 5, 6, 7 theo Quy chế tuyển sinh đại học.
– Điểm ưu tiên theo khu vực:
+ Khu vực 1 (KV1) được cộng 0,75 điểm, bao gồm: Các xã khu vực I, II, III thuộc vùng dân tộc và miền núi theo quy định được áp dụng trong thời gian thí sinh học THPT hoặc trung cấp; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 theo quy định của Thủ tướng Chính phủ;
+ Khu vực 2 – nông thôn (KV2-NT) được cộng 0,5 điểm, bao gồm: Các địa phương không thuộc KV1, KV2, KV3;
+ Khu vực 2 (KV2) được cộng 0,25 điểm, bao gồm: Các thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; các thị xã, huyện ngoại thành của thành phố trực thuộc Trung ương (trừ các xã thuộc KV1);
+ Khu vực 3 (KV3) không được cộng điểm ưu tiên, bao gồm: Các quận nội thành của thành phố trực thuộc Trung ương. Thí sinh thuộc KV3 không thuộc diện hưởng ưu tiên khu vực.
Trên đây là giải đáp về: Điểm sàn là gì? Điểm chuẩn là gì? Nếu bạn đọc có vướng mắc vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ nhanh nhất.
Mức độ ảnh hưởng của điểm chuẩn và điểm sàn đối với thí sinh
Trường hợp nếu mức điểm thi của các thí sinh thấp hơn mức điểm chuẩn vào trường khi đó chắc chắn các em sẽ không trúng tuyển vào trường. Khi đó hướng tốt nhất là các thí sinh sẽ phải nộp hồ sơ nguyện vọng 2 vào một ngành nghề khác.
Theo đó, lúc này các thí sinh cần phải lưu ý đến điểm sàn, trường hợp điểm thấp hơn điểm sàn Đại học, thì chắc chắn một điều là các bạn không thể nộp tuyển vào hệ Đại học. Nếu như điển số của thí sinh trên điểm thi Đại học, khi đó các bạn sẽ có cơ hội để nộp hồ sơ xét tuyển nguyện vọng 2 vào hệ Đại học. Hình thức xét tuyển này được áp dụng tương đường với hệ Cao đẳng.
Về nguyên tắc xác định điểm sàn phải đảm bảo được tất cả các trường Đại học/ Cao đẳng phải đạt đủ chỉ tiêu cũng như kết quả tuyển không được quá thấp để đảm bảo được chất lượng đầu vào. Ngoài ra, Bộ Giáo dục & Đào tạo cũng sẽ cân nhắc về số lượng thí sinh trên mức điểm sàn có sự cân đối giữa những loại hình trường đào tạo và giữa những khu vực khác nhau.
Thực hiện theo những nguyên tắc điểm chuẩn, điểm sàn thường thì mức điểm được xác định sao cho phù hợp với nguồn tuyển trung bình ở 4 khối A; B; C; D khoảng ở mức 200%. Đồng nghĩa với việc số thí sinh trên điểm sàn gấp đôi tổng chỉ tiêu tuyển sinh.
XEM THÊM: Hướng dẫn thành lập công ty tại Canada dành cho người nước ngoài
Hy vọng tất cả cả những thông tin cung cấp trên đã giúp các thí sinh hiểu được điểm sàn là điểm gì. Trước khi đăng ký ngành và trường đào tạo các thí sinh cần phải cân nhắc kỹ lưỡng, có thể hãy tham khảo thêm ý kiến của những người đi trước để đưa ra được quyết định đúng đắn.