Cơ quan đăng ký đầu tư căn cứ điều kiện đầu tư theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên (bao gồm Biểu cam kết về dịch vụ của Việt Nam trong WTO, các Hiệp định đầu tư song phương và khu vực) để xem xét cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư 2014.
Đối với ngành, nghề mà Việt Nam chưa cam kết hoặc ngành, nghề dịch vụ không quy định tại Biểu cam kết về dịch vụ của Việt Nam trong WTO, Cơ quan đăng ký đầu tư lấy ý kiến các bộ, ngành liên quan trước khi xem xét, quyết định.
XEM THÊM: Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Để có thể được Cấp giấy chứng nhận đầu tư, nhà đầu tư phải đáp ứng được các điều kiện cấp giấy giấy chứng nhận đầu tư, Vạn luật sẽ tư vấn các điều kiện nêu trên để khách hàng tham khảo.
Đến Luật đầu tư 2021 đã dành một nội dung quy định cụ thể và rõ ràng vấn đề này đó là đối với dự án đầu tư không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư quy định tại các điều 30, 31 và 32 của Luật đầu tư 2020, nhà đầu tư được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nếu đáp ứng 05 điều kiện sau đây:
Điều kiện cấp giấy chứng nhận đầu tư theo luật đầu tư mới nhất!
Để được cơ quan cấp phép cấp Giấy chứng nhận đầu tư, nhà Đầu tư cần đáp ứng các điều kiện sau:
1. Điều kiện cấp giấy phép đầu tư về ngành nghề đầu tư kinh doanh:
– Nhà đầu tư không được phép đầu tư, kinh doanh ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh
– Đối với ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện nhà đầu tư phải đáp ứng các điều kiện kinh doanh trước khi kinh doanh bao gồm:
- Điều kiện về giấy phép con
- Điều kiện về giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh
- Điều kiện về chứng chỉ hành nghề
- Điều kiện về Chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp
- Điều kiện về văn bản xác nhận
2. Điều kiện cấp giấy phép đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài
a) Điều kiện về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế;
b) Điều kiện về hình thức đầu tư;
c) Điều kiện về phạm vi hoạt động đầu tư;
d) Điều kiện về đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư;
đ) Điều kiện khác theo quy định tại các luật, pháp lệnh, nghị định và điều ước quốc tế về đầu tư.
XEM THÊM: Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài
3. Nguyên tắc áp dụng điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài:
a) Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư thuộc các ngành, nghề khác nhau phải đáp ứng toàn bộ điều kiện đầu tư đối với các ngành, nghề đó;
b) Nhà đầu tư nước ngoài thuộc đối tượng áp dụng của các điều ước quốc tế về đầu tư có quy định khác nhau về điều kiện đầu tư được lựa chọn áp dụng điều kiện đầu tư quy định tại một trong các điều ước đó; trường hợp đã lựa chọn một điều ước quốc tế thì nhà đầu tư nước ngoài thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của điều ước quốc tế đó;
c) Đối với những ngành, phân ngành dịch vụ chưa cam kết hoặc không được quy định tại Biểu cam kết của Việt Nam trong WTO và điều ước quốc tế về đầu tư khác mà pháp luật Việt Nam đã có quy định về điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài thì áp dụng quy định của pháp luật Việt Nam;
d) Nhà đầu tư nước ngoài thuộc vùng lãnh thổ không phải là thành viên WTO thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam được áp dụng điều kiện đầu tư như quy định đối với nhà đầu tư thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ là thành viên WTO, trừ trường hợp pháp luật và điều ước quốc tế giữa Việt Nam và quốc gia, vùng lãnh thổ đó có quy định khác;
đ) Đối với những ngành, phân ngành dịch vụ chưa cam kết hoặc không được quy định tại Biểu cam kết của Việt Nam trong WTO và điều ước quốc tế về đầu tư khác mà pháp luật Việt Nam chưa có quy định về điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài, Cơ quan đăng ký đầu tư lấy ý kiến Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ quản lý ngành để xem xét, quyết định;
e) Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài đã được phép thực hiện hoạt động đầu tư trong các ngành, phân ngành dịch vụ quy định tại Mục d nêu trên và các ngành, phân ngành dịch vụ này đã được công bố trên Cổng thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài theo quy định tại Điều 13 Nghị định 118 Hướng dẫn Luật Đầu tư, Cơ quan đăng ký đầu tư xem xét, quyết định hoạt động đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài trong cùng ngành, nghề đó mà không phải lấy ý kiến của Bộ quản lý ngành.
4. Có địa điểm thực hiện dự án đầu tư.
Về địa điểm thực hiện dự án đầu tư, hiện nay do Luật đầu tư 2020 chưa chính thức có hiệu lực nên chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể. Tuy nhiên, nhìn nhận từ quy định về nội dung văn bản “Đề xuất thực hiện dự án đầu tư” và nội dung “Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư” phải có địa điểm thực hiện dự án đầu tư có thể thấy đây là điều kiện bắt buộc mà dự án phải có để nhà đầu tư được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Theo quy định tại điểm g Khoản 1 Điều 11 Luật đầu tư 2020, Nhà nước không bắt buộc nhà đầu tư phải đặt trụ sở chính tại địa điểm theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tuy nhiên, lựa chọn địa điểm thực hiện dự án đầu tư là một nội dung quan trọng mà các nhà đầu tư phải thực hiện, đặc biệt đối với nhà đầu tư nước ngoài khi thực hiện đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Ngoài việc xem xét các khía cạnh về địa lý, tự nhiên, kinh tế, xã hội, kỹ thuật… có liên quan đến sự hoạt động và hiệu quả hoạt động sau này thì Nhà đầu tư cần lựa chọn địa điểm phù hợp với các quy điịnh của pháp luật
XEM THÊM: Dịch vụ làm work permit cho người nước ngoài tại Việt Nam
Căn cứ vào ngành nghề kinh doanh và mục tiêu hoạt động là điều hết sức quan trọng để nhà đầu tư lựa chọn địa điểm thực hiện dự án, không chỉ bởi sự phù hợp để có thể phát triển hoạt động kinh doanh, tạo ra lợi nhuận lâu dài mà bởi tính bắt buộc trong các Quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện địa điểm của một số ngành nghề nhất định.
Ví dụ: Tại thành phố Hà Nội, đối với dự án sản xuất hóa chất sẽ không thực hiện được trong nội thành thành phố Hà Nội, dù cho Nhà đầu tư có thuê được nhà xưởng thỏa mãn yêu cầu hoạt động. Dự án hoạt động sản xuất cũng không thể sử dụng một diện tích nhỏ vài chục m2 để hoạt động, cơ quan quản lý nhà nước sẽ căn cứ vào hồ sơ giấy tờ để có căn cứ cấp cũng như từ chối cấp chứng nhận cho dự án thành lập. Hoặc kinh doanh dịch vụ trông giữ xe, phương tiện thì đại điểm thực hiện dự án phải nằm trong quy hoạch về bãi đỗ xe của từng địa phương, không phải đại điểm thuê nào cũng được phép thực hiện.
Ngoài ra các quy định này thường không có trong Luật đầu tư mà được quy định cụ thể trong Luật chuyên ngành liên quan đến từng ngành nghề, do vậy nhà đầu tư cần có sự tìm hiểu kỹ càng hoặc thông qua các đơn vị tư vấn trước khi quyết định thuê địa điểm để tránh được các rủi ro không đáng có khi ký kết thỏa thuận thuê mà không được phép thực hiện dự án trên diện tích đất thuê.
5. Điều kiện cấp giấy phép đầu tư đối với nhà đầu tư là công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài
a. Đối với các hoạt động đầu tư thực hiện tại Việt Nam, nhà đầu tư là công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài được quyền lựa chọn áp dụng điều kiện đầu tư và thủ tục đầu tư như quy định đối với nhà đầu tư trong nước hoặc nhà đầu tư nước ngoài.
b. Trong trường hợp lựa chọn áp dụng điều kiện và thủ tục đầu tư như quy định đối với nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư quy định Mục 1 nêu trên không được thực hiện các quyền và nghĩa vụ quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài.
Như vậy, Nhà đầu tư sẽ được cấp Giấy chứng nhận đầu tư khi đáp ứng đầy đủ các quy định nêu trên, trong trường hợp Khách hàng có bất kỳ thắc mắc liên quan hoặc cần tư vấn thêm, khách hàng vui lòng liên hệ với Vạn luật để được tư vấn và hướng dẫn thủ tục.
Để được tư vấn cụ thể, liên lạc với chúng tôi:
Mọi thông tin chi tiết quý khách vui lòng liên hệ:
SĐT: 091 6655 698
Email: lienhe@vanluat.vn
hoặc có thể đến trực tiếp đến Văn phòng chúng tôi theo địa chỉ sau:
CÔNG TY VẠN LUẬT
HÀ NỘI:P803 Tòa N01T3, Khu Ngoại Giao Đoàn, phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm – Hà Nội
TP.HCM:22B, đường 25, phường Bình An, Quận 2 – TP.HCM
HOTLINE: 02473 023 698