Ninh Bình những năm gần đây nổi lên như một điểm sáng mới thu hút đầu tư nước ngoài ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ. Tỉnh cũng đang tập trung quảng bá các ưu thế của mình để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Ninh Bình có nhiều loại tài nguyên khoáng sản như nước khoáng nóng, đá vôi,… bên cạnh đó là hệ thống các di tích hang động, vườn quốc gia phù hợp để phát triển du lịch cùng các dịch vụ hỗ trợ kèm theo. Hiện nay, toàn tỉnh có 5 khu công nghiệp, 17 cụm công nghiệp thu hút nhiều dự án lớn chủ yếu sản xuất thiết bị điện tử.
XEM THÊM: Hồ sơ nhà đăng ký đầu tư nước ngoài góp vốn, mua phần vốn góp của công ty TNHH ở Thái Nguyên
Tổ chức, cá nhân nước ngoài khi đầu tư tại Việt Nam nói chung, Ninh Bình nói riêng đều ưu tiên lựa chọn phương thức đầu tư trực tiếp thành lập một tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là pháp nhân thay mặt nhà đầu tư thực hiện các dự án đầu tư tại đây. Vậy liệu tư cách pháp lý của mọi tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đều giống nhau? Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu các nguyên tắc thực hiện dự án đầu tư và hoạt động đầu tư kinh doanh của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Ninh Bình.
Một số khái niệm cơ bản về đầu tư theo quy định pháp luật
Trước hết, theo định nghĩa tại Luật đầu tư 2020, Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, gồm nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
– Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.
– Nhà đầu tư trong nước là cá nhân có quốc tịch Việt Nam, tổ chức kinh tế không có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.
– Tổ chức kinh tế là tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và tổ chức khác thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh.
– Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.
Hiện nay, nhà đầu tư nước ngoài được phép đầu tư tại Việt Nam dưới các hình thức:
- 1. Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế: Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ trường hợp thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp: nhà đầu tư có thể đầu tư dưới các hình thức:
- a) Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần;
- b) Góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh;
- c) Góp vốn vào tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
- d) Mua cổ phần của công ty cổ phần từ công ty hoặc cổ đông;
- e) Mua phần vốn góp của thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn để trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn;
- g) Mua phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh;
- h) Mua phần vốn góp của thành viên tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp trên.
- Thực hiện dự án đầu tư.
- Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC: là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật mà không thành lập tổ chức kinh tế.
- Nguyên tắc thực hiện dự án đầu tư và hoạt động đầu tư kinh doanh của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Ninh Bình.
- Tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế khác; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC nếu tổ chức kinh tế đó thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- a) Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;
- b) Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ;
- c) Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
XEM THÊM: Hồ sơ nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào công ty cổ phần tại Lâm Đồng
Đối với trường hợp này, nếu tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư mới ngoài dự án đầu tư đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thì tổ chức kinh tế đó phải thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư mới.
- Tổ chức kinh tế không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b và c trên thực hiện điều kiện và thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư trong nước khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.
Đối với trường hợp này, nếu tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư mới ngoài dự án đầu tư đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thì tổ chức kinh tế đó thực hiện chế độ báo cáo cơ quan đăng ký đầu tư trước khi thực hiện dự án đầu tư. Nội dung báo cáo gồm: Tên dự án đầu tư, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư, địa điểm, thời hạn hoạt động, tiến độ thực hiện, nhu cầu về lao động, ưu đãi đầu tư (nếu có).
- Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã được thành lập tại Việt Nam nếu có dự án đầu tư mới thì làm thủ tục thực hiện dự án đầu tư đó mà không nhất thiết phải thành lập tổ chức kinh tế mới.
- Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được quyền điều chỉnh nội dung đăng ký doanh nghiệp tại cơ quan đăng ký kinh doanh mà không nhất thiết phải có dự án đầu tư. Việc bổ sung ngành, nghề đầu tư kinh doanh của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phải phù hợp với điều kiện tiếp cận thị trường của nhà đầu tư nước ngoài (nếu có) (Theo phụ lục I Nghị định 31/2021/NĐ-CP về danh mục ngành nghề chưa tiếp cận thị trường, và tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài)
- Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh ngoài trụ sở chính mà không nhất thiết phải có dự án đầu tư. Hồ sơ, trình tự và thủ tục lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của tổ chức kinh tế thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế.
- Khi đầu tư, giao dịch chứng khoán trên thị trường chứng khoán, nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phải tuân thủ quy định của pháp luật chứng khoán về thủ tục đầu tư, tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ, trừ trường hợp điều ước quốc tế về đầu tư có quy định khác về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ.
Trên đây là bài viết khái quát các nguyên tắc để tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án tại Việt Nam. Ngoài nguyên tắc cơ bản, tổ chức kinh tế cần đáp ứng các điều kiện cụ thể về ngành nghề, hình thức đầu tư, tỉ lệ vốn góp,… để được tư vấn cụ thể hơn, quý vị đừng ngần ngại liên hệ với Vạn Luật. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ quý vị. Xin chân thành cảm ơn!
Nguồn trích dẫn: https://thuvienphapluat.vn
Để được tư vấn cụ thể, liên lạc với chúng tôi:
Mọi thông tin chi tiết quý khách vui lòng liên hệ:
SĐT: 091 6655 698
Email: lienhe@vanluat.vn
hoặc có thể đến trực tiếp đến Văn phòng chúng tôi theo địa chỉ sau:
CÔNG TY VẠN LUẬT
HÀ NỘI:P803 Tòa N01T3, Khu Ngoại Giao Đoàn, phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm – Hà Nội
TP.HCM:22B, đường 25, phường Bình An, Quận 2 – TP.HCM
HOTLINE: 02473 023 698