Bình Dương là địa phương luôn nằm trong Top đầu cả nước về thu hút đầu tư nước ngoài (FDI). Có được kết quả này ngoài yếu tố hạ tầng đồng bộ, môi trường đầu tư tốt…thì việc lãnh đạo tỉnh thường xuyên đối thoại trực tiếp với doanh nghiệp giữ vai trò hết sức quan trọng.

XEM THÊM: Dịch vụ tư vấn thành lập văn phòng đại diện cho thương nhân nước ngoài tại Đồng Nai

Thành công của Bình Dương trong thu hút vốn FDI phải kể đến sự quan tâm, không ngừng cải thiện môi trường đầu tư của lãnh đạo địa phương này. Trong đó, phải kể đến việc thường xuyên tổ chức đối thoại để nắm bắt tình hình hoạt động cũng như kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Bạn muốn thành lập văn phòng đại diện cho công ty của mình tại Bình DƯơng, nhưng không rõ thủ tục như thế nào. Không biết pháp luật việt nam nói chung hay quy định của tỉnh bình dương nói riêng có những điều kiện gì đặc biệt trong việc thành lập văn phòng đại diện cho thương nhân nước ngoài hay không

Bài viết dưới đây, Vạn Luật sẽ cung cấp cho quý khách hàng, những thông tin cần thiết nhất về thủ tục thành lập văn phòng đại diện cho thương nhân nước ngoài tại Bình Dương, hy vọng sẽ mang lại những thông tin hữu ích cho quý khách hàng

Điều kiện cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện

  • Thương nhân nước ngoài được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc được pháp luật các quốc gia, vùng lãnh thổ này công nhận;
  • Thương nhân nước ngoài đã hoạt động ít nhất 01 năm, kể từ ngày được thành lập hoặc đăng ký;
  • Trong trường hợp Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài có quy định thời hạn hoạt động thì thời hạn đó phải còn ít nhất là 01 năm tính từ ngày nộp hồ sơ;
  • Nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện phải phù hợp với cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

+ Trường hợp nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện không phù hợp với cam kết của Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài không thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, việc thành lập Văn phòng đại diện phải được sự chấp thuận của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quản lý chuyên ngành

Tư vấn về điều kiện, trình tự, thủ tục cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện cho thương nhân nước ngoài tại Bình Dương
Tư vấn về điều kiện, trình tự, thủ tục cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện cho thương nhân nước ngoài tại Bình Dương

Quyền của văn phòng đại diện

  • Hoạt động đúng mục đích, phạm vi và thời hạn được quy định trong giấy phép thành lập Văn phòng đại diện.
  • Thuê trụ sở, thuê, mua các phương tiện, vật dụng cần thiết cho hoạt động của Văn phòng đại diện.
  • Tuyển dụng lao động là người Việt Nam, người nước ngoài để làm việc tại Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  • Mở tài khoản bằng ngoại tệ, bằng đồng Việt Nam có gốc ngoại tệ tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam và chỉ được sử dụng tài khoản này vào hoạt động của Văn phòng đại diện.
  • Có con dấu mang tên Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  • Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Nghĩa vụ của văn phòng đại diện

  • Không được thực hiện hoạt động sinh lợi trực tiếp tại Việt Nam.
  • Chỉ được thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại trong phạm vi mà Luật này cho phép.
  • Không được giao kết hợp đồng, sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã giao kết của thương nhân nước ngoài, trừ trường hợp Trưởng Văn phòng đại diện có giấy uỷ quyền hợp pháp của thương nhân nước ngoài
  • Nộp thuế, phí, lệ phí và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  • Báo cáo hoạt động của Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  • Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

XEM THÊM: Các bước thành lập văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài tại Bắc Giang

Nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện

Văn phòng đại diện thực hiện chức năng văn phòng liên lạc, tìm hiểu thị trường, xúc tiến thúc đẩy cơ hội đầu tư kinh doanh của thương nhân mà mình đại diện, không bao gồm ngành dịch vụ mà việc thành lập Văn phòng đại diện trong lĩnh vực đó được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành.

Tên Văn phòng đại diện

+ Tên Văn phòng đại diện phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.

+ Tên Văn phòng đại diện phải mang tên thương nhân nước ngoài kèm theo cụm từ “Văn phòng đại diện” đối với Văn phòng đại diện

+ Tên Văn phòng đại diện, phải được viết hoặc gắn tại trụ sở Văn phòng đại diện,. Tên Văn phòng đại diện được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên thương nhân nước ngoài trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do Văn phòng đại diện phát hành.

Hồ sơ cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện

– Hồ sơ 01 bộ bao gồm:

  1. a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện theo mẫu của Bộ Công Thương do đại diện có thẩm quyền của thương nhân nước ngoài ký;
  2. b) Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài;
  3. c) Văn bản của thương nhân nước ngoài cử/bổ nhiệm người đứng đầu Văn phòng đại diện;
  4. d) Bản sao báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc văn bản xác nhận tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế hoặc tài chính trong năm tài chính gần nhất hoặc giấy tờ có giá trị tương đương do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập cấp hoặc xác nhận, chứng minh sự tồn tại và hoạt động của thương nhân nước ngoài trong năm tài chính gần nhất;

Bản sao hộ chiếu hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (nếu là người Việt Nam) hoặc bản sao hộ chiếu (nếu là người nước ngoài) của người đứng đầu Văn phòng đại diện;

  1. Tài liệu về địa điểm dự kiến đặt trụ sở Văn phòng đại diện bao gồm:

– Bản sao biên bản ghi nhớ hoặc thỏa thuận thuê địa điểm hoặc bản sao tài liệu chứng minh thương nhân có quyền khai thác, sử dụng địa điểm để đặt trụ sở Văn phòng đại diện;

– Bản sao tài liệu về địa điểm dự kiến đặt trụ sở Văn phòng đại diện theo quy định tại Điều 28 Nghị định này và quy định pháp luật có liên quan.

– Tài liệu quy định tại Điểm b, Điểm c, Điểm d và Điểm đ (đối với trường hợp bản sao hộ chiếu của người đứng đầu Văn phòng đại diện là người nước ngoài) phải dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam. Tài liệu quy định tại Điểm b phải được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài chứng nhận hoặc hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Trên đây, là nội dung tư vấn của Vạn Luật chúng tôi về điều kiện cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện cho thương nhân nước ngoài tại tỉnh Bình Dương. Nếu quý khách còn bất kỳ thắc mắc gì hãy liên lạc với chung tôi.

Chúng tôi với đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp, có nhiều năm kinh nghiệm trong việc làm thủ tục xin cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện, thành lập chi nhánh sẽ luôn sẵn sàng tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng

XEM THÊM: Thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Bà Rịa – Vũng Tàu

Dịch vụ tại Vạn Luật

  • Tư vấn nhiệt tình chu đáo
  • Chi phí cạnh tranh
  • Thời gian nhanh chóng hiệu quả
  • Cung cấp, chuẩn bị, soạn thảo hồ sơ đầy đủ cho quý khách
  • Hỗ trợ mở tài khoản ngân hàng khi thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện
  • Hỗ trợ tư vấn về thuế, các dịch vụ liên quan sau khi thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện

Trích nguồn: Thuvienphapluat.vn

Để được tư vấn cụ thể, liên lạc với chúng tôi:

Mọi thông tin chi tiết quý khách vui lòng liên hệ:

SĐT: 0919 123 698

Email: lienhe@vanluat.vn

hoặc có thể đến trực tiếp đến Văn phòng chúng tôi theo địa chỉ sau:

CÔNG TY VẠN LUẬT 
HÀ NỘI:P803 Tòa N01T3, Khu Ngoại Giao Đoàn, phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm – Hà Nội
TP.HCM:22B, đường 25, phường Bình An, Quận 2 – TP.HCM
HOTLINE: 02473 023 698

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Reach us on WhatsApp
1
[twwr-whatsapp-chat id="2978"]