Chi nhánh thương nhân nước ngoài tại Việt Nam là đơn vị phụ thuộc của thương nhân nước ngoài, được thực hiện các quyền nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Tại Việt Nam, thương nhân nước ngoài được phép thành lập chi nhánh để tiến hành hoạt động kinh doanh theo quy định pháp luật về thương mại.
XEM THÊM: Thành lập chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam
Tuy nhiên, các quy định này buộc thương nhân nước ngoài phải tuân thủ một số thủ tục và điều kiện nhất định để có được sự chấp thuận từ cơ quan cấp phép. Như vậy, nếu thương nhân nước ngoài không đáp ứng được các yêu cầu này thì không được phép thành lập chi nhánh tại Việt Nam.
Chi nhánh thương nhân nước ngoài tại Việt Nam.
Thương nhân nước ngoài là thương nhân được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc được pháp luật nước ngoài công nhận
Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam là đơn vị phụ thuộc của thương nhân nước ngoài, được thành lập và hoạt động thương mại tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Thương nhân nước ngoài được phép đặt chi nhánh văn phòng tại Việt Nam, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài phải được thành lập theo quy định của pháp luật. Thương nhân nước ngoài thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam về toàn bộ hoạt động của chi nhánh của mình tại Việt Nam. Chi nhánh thương nhân nước ngoài được hưởng các quyền và thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Hạn chế pháp lý về việc thành lập chi nhánh tại Việt Nam
Theo Nghị định 07/2016/NĐ-CP ngày 25/01/2016, thương nhân nước ngoài không được thành lập Chi nhánh tại Việt Nam nếu không đáp ứng được các điều kiện sau đây:
- Thương nhân nước ngoài phải được thành lập và hoạt động theo pháp luật của một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ. Quốc gia hoặc vùng lãnh thổ này phải là thành viên của các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
- Thương nhân nước ngoài đã hoạt động ít nhất 05 năm, kể từ ngày được thành lập hoặc đăng ký;
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc các giấy tờ có giá trị tương đương còn thời hạn ít nhất 01 năm kể từ ngày đề nghị thành lập;
- Nội dung hoạt động của chi nhánh phù hợp với Cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; và
- Lĩnh vực hoạt động của Chi nhánh phải phù hợp với ngành, nghề kinh doanh của thương nhân nước ngoài.
XEM THÊM: Chi nhánh của thương nhân nước ngoài
Bên cạnh đó, cơ quan cấp phép có quyền từ chối cấp giấy phép thành lập chi nhánh (“Giấy Phép”) cho thương nhân nước ngoài nếu:
- Thương nhân nước ngoài đăng ký thành lập chi nhánh mới trong vòng 02 năm kể từ ngày bị thu hồi Giấy Phép trước đó;
- Thương nhân nước ngoài bị hạn chế thành lập chi nhánh vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, đạo đức xã hội và sức khỏe cộng đồng;
- Hồ sơ của thương nhân nước ngoài nộp cho cơ quan cấp phép không tuân thủ các yêu cầu về hồ sơ theo quy định của pháp luật Việt Nam. Việc không tuân thủ có thể phát sinh từ thủ tục công chứng, hợp pháp hóa lãnh sự các tài liệu từ nước ngoài; hoặc
- Thương nhân nước ngoài không nộp bổ sung các tài liệu hoặc giải trình bổ sung theo yêu cầu bổ sung, sửa đổi của cơ quan có thẩm quyền.
Quyền của Chi nhánh thương nhân nước ngoài tại Việt Nam
Chi nhánh thương nhân nước ngoài có những quyền sau:
- Thuê trụ sở, thuê, mua các phương tiện, vật dụng cần thiết cho hoạt động của Chi nhánh.
- Tuyển dụng lao động là người Việt Nam, người nước ngoài để làm việc tại Chi nhánh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Giao kết hợp đồng tại Việt Nam phù hợp với nội dung hoạt động được quy định trong giấy phép thành lập Chi nhánh và theo quy định của Luật này.
- Mở tài khoản bằng đồng Việt Nam, bằng ngoại tệ tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam.
- Chuyển lợi nhuận ra nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Có con dấu mang tên Chi nhánh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Thực hiện các hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động thương mại khác phù hợp với giấy phép thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật
Mục đích của việc mở chi nhánh là nhằm thực hiện mục đích sinh lời trong phạm vi những ngành, nghề mà doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh nên so với văn phòng đại diện – mục đích là tìm hiểu thị trường và thực hiện một số hoạt động xúc tiến thương mại- chi nhánh thương nhân có nhiều quyền lợi hơn. Các quyền này sẽ góp phần cho chi nhánh thương nhân nước ngoài tiến hành các hoạt động sinh lợi thuận lợi hơn.
Nghĩa vụ của chi nhánh thương nhân nước ngoài tại Việt Nam
Bên cạnh các quyền, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài phải thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của pháp Luật. Các nghĩa vụ đó là:
- Thực hiện chế độ kế toán theo quy định của pháp luật Việt Nam; trường hợp cần áp dụng chế độ kế toán thông dụng khác thì phải được Bộ Tài chính nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chấp thuận.
- Báo cáo hoạt động của Chi nhánh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật
Hạn chế pháp lý đối với người đứng đầu Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam
Nghị định 07/2016/NĐ-CP cũng quy định người đứng đầu chi nhánh không được kiêm nhiệm các chức danh sau:
- Người đứng đầu văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài khác;
- Người đứng đầu văn phòng đại diện của cùng một thương nhân nước ngoài; hoặc
- Người đại diện theo pháp luật của tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định pháp luật Việt Nam.
Hạn chế pháp lý về thủ tục thành lập chi nhánh tại Việt Nam
Lưu ý, mỗi thương nhân nước ngoài chỉ được thành lập tối đa một chi nhánh trong phạm vi một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương của Việt Nam.
Khi nhận bộ hồ sơ đầy đủ của thương nhân nước ngoài, cơ quan cấp phép sẽ đưa ra kết quả chính thức về việc thành lập chi nhánh. Quy trình này có thể diễn ra trong vòng 07 ngày làm việc theo quy định pháp luật. Trong trường hợp phải có sự chấp thuận đặc biệt từ Bộ trưởng trước khi cho phép thành lập chi nhánh, thời gian có thể lên đến 13 ngày làm việc.
XEM THÊM: Các bước thành lập công ty 100% vốn nước ngoài tại Thanh Hóa
Kết luận, thương nhân nước ngoài muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam cần tuân thủ nghiêm ngặt pháp luật Việt Nam khi thành lập chi nhánh. Theo đó, họ nên kiểm tra cẩn thận các hạn chế pháp lý đã nêu ở trên.
Do chi nhánh thương nhân nước ngoài hoạt động với mục đích sinh lợi nên chi nhánh thương nhân nước ngoài cần thực hiện các chế độ kế toán theo quy định của pháp Luật Việt Nam, báo cáo hoạt động của chi nhánh theo quy định của pháp luật
#Thương nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam theo hình thức nào
#Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam
#Các công ty nước ngoài có chi nhánh tại Việt Nam
#Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài
#Thương nhân nước ngoài là
#Thương nhân nước ngoài và thương nhân Việt Nam
#Thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam
#văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài là
Để được tư vấn cụ thể, liên lạc với chúng tôi:
Mọi thông tin chi tiết quý khách vui lòng liên hệ:
SĐT: 0919 123 698
Email: lienhe@vanluat.vn
hoặc có thể đến trực tiếp đến Văn phòng chúng tôi theo địa chỉ sau:
CÔNG TY VẠN LUẬT
HÀ NỘI:P803 Tòa N01T3, Khu Ngoại Giao Đoàn, phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm – Hà Nội
TP.HCM:22B, đường 25, phường Bình An, Quận 2 – TP.HCM
HOTLINE: 02473 023 698