Bước đầu tiên và quan trọng nhất khi quyết định thành lập một doanh nghiệp tại Mỹ là phải quyết định loại hình công ty phù hợp. Để lựa chọn được một loại hình/cấu trúc phù hợp cho doanh nghiệp cũng như tránh đưa ra một quyết định sai lầm, điều quan trọng và cần thiết là các cá nhân, công ty có nhu cầu thành lập công ty tại Mỹ phải cân nhắc những ưu và nhược điểm của mỗi loại hình này, đối chiếu và so sánh nó với các mục tiêu kinh doanh.

XEM THÊM: Dịch vụ thành Lập công ty ở Mỹ Cho Người Việt Nam Uy Tín Trọn Gói

Vạn Luật của chúng tôi sẽ giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam dễ dàng có được công ty của mình trên đất Mỹ với chi phí vô cùng hợp lý (bằng – thấp hơn mở công ty tại Việt Nam). Thủ tục thành lập doanh nghiệp đơn giản và nhanh chóng, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có giấy phép kinh doanh và mã số thuế, chịu sự điều tiết của pháp luật giống như các công ty của Mỹ.

Bài viết này của Vạn Luật nhằm cung cấp một cái nhìn tổng quan các loại hình công ty mà cá nhân, doanh nghiệp có thể thành lập tại Mỹ.

Tổng thể về các loại hình thành lập công ty tại Mỹ

Tùy vào từng loại hình công ty tại Mỹ mà có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Sau đây sẽ là một số thông tin cơ bản về Luật doanh nghiệp ở Mỹ các loại hình công ty cũng như những mặt lợi ích và hạn chế của chúng. Để từ đó, doanh nghiệp có thể có những lựa chọn tốt nhất trong việc xác định cơ cấu tổ chức khi thành lập công ty tại Mỹ.

1.1 Công ty tư nhân 

Trong tất cả các loại hình công ty khi thành lập công ty tại Mỹ hay Công ty ở Hoa kỳ, doanh nghiệp tư nhân là loại hình tổ chức kinh doanh đơn giản nhất. Người đứng đầu là một trong những chủ sở hữu và điều hành của cơ sở. Loại hình này được quản lý bởi một người và thích hợp với nhiều mô hình kinh doanh khác nhau – từ nhà hàng đến cửa hàng bán lẻ.

ƯU ĐIỂM NHƯỢC ĐIỂM
 Dễ thành lập
Không yêu cầu một số vốn nhất định nào để hoạt động kinh doanh
 Nếu doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, thì có thể khấu trừ vào số thuế cá nhân phải nộp cho nhà nước
  Chủ doanh nghiệp sẽ phải chịu trách nhiệm cho các khoản nợ của công ty.

1.2 Công ty hợp danh 

Loại hình này có hai chủ sở hữu trở lên. Những người tham gia partnership cùng chịu trách nhiệm cá nhân (trách nhiệm vô hạn/unlimited liability) đối với tất cả nợ nần của doanh nghiệp.

 ƯU ĐIỂM  NHƯỢC ĐIỂM
 Dễ thành lập
 Nếu doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, thì có thể khấu trừ vào số thuế cá nhân phải nộp cho nhà nước
 Chủ doanh nghiệp sẽ phải chịu trách nhiệm cho các khoản nợ của công ty, nói một cách khác, tài sản riêng của mỗi thành viên có thể bị chủ nợ (của doanh nghiệp) sai áp khi doanh nghiệp không đủ khả năng trả nợ. 

 

Hướng dẫn thành Lập công ty ở Mỹ nhanh nhất hiện nay!
Hướng dẫn thành Lập công ty ở Mỹ nhanh nhất hiện nay!

1.3 Công ty hợp danh hữu hạn

Các đối tác của loại hình công ty hợp danh hữu hạn tại Mỹ được chia làm 2 loại:
• Thành viên hợp danh (General Partners) sẽ phải chịu trách nhiệm cá nhân (trách nhiệm vô hạn/unlimited liability) cho các khoản nợ của công ty.

• Thành viên góp vốn (Limited partners) là các cổ đông góp vốn chịu trách nhiệm hữu hạn và đóng vai trò như là một nhà đầu tư. Thành viên Các công ty ở Mỹ góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp, không có bất kì kiểm soát nào đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp đầu tư bất động sản thường được thành lập theo loại hình công ty hợp danh hữu hạn này.

ƯU ĐIỂM NHƯỢC ĐIỂM
 Có thể dễ dàng kêu gọi đầu tư vì thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn
 Thành viên hợp danh sẽ nhận được số tiền họ cần để hoạt động nhưng vẫn duy trì quyền kiểm soát và quyết định trong hoạt động kinh doanh
 Thành viên góp vốn có thể rút ra bất cứ lúc nào mà không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (không buộc giải thể công ty khi không có nhà đầu tư)
 Thành viên hợp danh hoàn toàn chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các trách nhiệm pháp lý liên quan đến doanh nghiệp
Chi phí thành lập cao hơn
so với việc thành lập công ty hợp danh

 

1.4 Công ty cổ phần

Công ty cổ phần là một pháp nhân độc lập với chủ doanh nghiệp.Với loại hình công ty này, có rất nhiều quy định về thuế mà công ty phải tuân thủ. Quy trình thành lập, chi phí thành lập là khác nhau cho mỗi tiểu bang.

ƯU ĐIỂM  NHƯỢC ĐIỂM
 Các chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp
 Trong một số trường hợp, phúc lợi có thể được khấu trừ vào chi phí kinh doanh
 Mức thuế sẽ thấp hơn so với các loại hình ở trên
 Chi phí thành lập cao hơn so với thành lập doanh nghiệp tư nhân và partnerships
 Thủ tục giấy tờ pháp lý phức tạp phải được trình bày với tiểu bang – nơi doanh nghiệp thành lập
 Các doanh nghiệp là một thực thể riêng biệt nên vẫn phải nộp thuế

XEM THÊM: Thủ tục thành lập công ty hoặc mở văn phòng đại diện tại Mỹ

1.5 Công ty cổ phần S-Corporations

Để tránh một số hạn chế liên quan đến việc điều hành một công ty cổ phần thông thường, Các công ty lớn ở Mỹ, chủ doanh nghiệp có thể chọn lựa loại hình S-Corporation. Với loại hình công ty này, lợi nhuận hoặc lỗ của công ty sẽ ảnh hưởng đến cổ tức các cổ đông.

ƯU ĐIỂM NHƯỢC ĐIỂM
 Các chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp
 Chỉ đóng thuế thu nhập cá nhân và không đóng thuế nhu nhập doanh nghiệp. Lợi nhuận của công ty được xem là thu nhập cá nhân
 Như các công ty cổ phần thông thường khác, công ty S-Corporation có chi phí cao hơn so với việc thành lập doanh nghiệp tư nhân lẫn công ty hợp danh
 Lợi nhuận của công ty được xem là thu nhập cá nhân của chủ doanh nghiệp

1.6 Công ty trách nhiệm hữu hạn 

Công ty trách nhiệm hữu hạn (“TNHH”) là một loại hình doanh nghiệp kết hợp giữa loại hình doanh nghiệp công ty cổ phần và doanh nghiệp hợp danh. Với loại hình này, doanh nghiệp có thể tránh được việc nộp thuế 2 lần.

ƯU ĐIỂM  NHƯỢC ĐIỂM
 Các chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp
 Lời và lỗ không nhất thiết phải được phân bổ theo tỷ lệ sở hữu
 Công ty TNHH có thể chọn cách nộp thuế như công ty cổ phần hoặc là partnership
 Chi phí thành lập cao hơn so với việc thành lập partnership và doanh nghiệp tư nhân 

Quy trình và thủ tục để mở công ty tại Mỹ

Cơ quan quản lý: 

Tại Mỹ, mỗi tiểu bang có các luật khác nhau điều chỉnh về việc mở công ty cũng như thành lập văn phòng đại diện, ví dụ: ở Utah là Sở Thương mại, ở Washington DC là Văn phòng Phát triển Doanh nghiệp và Kinh tế và Ban Doanh nghiệp thuộc Bộ Bảo vệ người tiêu dùng, Bang Ohio là Văn phòng Bang, New york là Sở Ngoại giao.. sau đây tạm gọi chung là Sở Đăng ký doanh nghiệp (SĐK).

Giấy tờ:

Đầu tiên, để có thể được phép mở công ty tại Mỹ hay Hướng dẫn thành Lập công ty tại Mỹ, trước hết người có nhu cầu phải có đầy đủ:

  • Giấy tờ mở công ty tại Việt Nam.
  • Điều lệ thành lập, danh sách cổ đông, sáng lập viên, giấy phép kinh doanh.
  • Các giấy tờ chức minh hoạt động kinh doanh tốt, không trái pháp luật, có hiệu quả do các ban ngành có uy tín cấp. (Mỗi bang có yêu cầu khác nhau về các giấy tờ này và việc công chứng giấy tờ).

Thứ hai là kê khai mẫu đơn xin mở công ty mà mỗi tiểu bang ở Mỹ đều có mẫu riêng của mình. Các công ty nước ngoài có thể thành lập các loại hình công ty như chi nhánh công ty nước ngoài, công ty con của công ty nước ngoài, công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty liên danh, công ty liên danh TNHH v.v… tùy theo luật mỗi bang cho phép và tùy theo loại hình kinh doanh.

Tại một số tiểu bang của mỹ, Công ty cổ phần ở Mỹ việc mở một công ty mới, người thành lập có thể đăng ký giữ tên công ty của mình, trong các trường hợp công ty nhận thấy chưa tiếng hành hoạt động ngay được, tránh việc trùng tên.

Hướng dẫn thành Lập công ty tại mỹ ở một bang mà muốn mở thêm công ty tại bang khác, thủ tục lại tuân theo như khi từ nước ngoài vào bang đó; tuy nhiên, thủ tục sẽ đơn giản hơn. Mở công ty Mỹ từ bang này muốn thành lập công ty chi nhánh tại một bang khác cũng có những luật lệ riêng áp dụng cho họ.

Sau khi có giấy phép thành lập thì một số ngành nghề còn phải đăng ký với những cơ quan quản lý chuyên ngành, ví dụ như kinh doanh dược phẩm, y tế v.v…Có thể cơ quan quản lý chuyên ngành cấp một giấy phép đăng ký kinh doanh và hành nghề luôn. Tiếp theo là đăng ký với sở thuế, mở tài khoản ngân hàng.

Thời gian cấp phép kể từ khi nhận hồ sơ hoàn chỉnh khoảng 30 ngày.

XEM THÊM: Các bước thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam

2.Xin Visa diện kinh doanh để nhập cảnh Mỹ khá phức tạp

Visa diện kinh doanh có thể cấp cho một năm, nhiều lần tuy nhiên việc gia hạn Visa tiếp tại Mỹ chưa có tiền lệ hoặc thỏa thuận cụ thể. Visa thông thường được xếp loại B1. Trong trường hợp đã mở công ty tại mỹ hoặc chi nhánh văn phòng tại Mỹ thì sẽ được cấp visa L1 có thời hạn 3 năm. Tuy nhiên, việc xin visa L1 cho lãnh đạo công ty, nhân viên vào Mỹ làm việc thường khó khăn hơn.

Nên lựa chọn loại công ty nào khi thành lập công ty ở Mỹ

 Việc cung cấp một số thông tin cơ bản cũng như ưu và nhược điểm của các loại hình công ty tại Mỹ đã giúp cho các doanh nghiệp hiểu rõ hơn và có thể đưa ra được sự lựa chọn phù hợp nhất cho doanh nghiệp của mình.

 Đối với 6 loại hình công ty tại Mỹ, nhà đầu tư nước ngoài có thể cân nhắc 3 loại hình chính nổi bật trong việc thành lập công ty tại Mỹ sau đây:

  • Công ty cổ phần (Corporation hay còn gọi là Regualr Corporation)
  • Công ty cổ phần nhỏ (Small corporation)
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn (Limited Liability Company)

 Do đó nếu như doanh nghiệp có nhu cầu thành lập công ty tại Mỹ mà chưa nắm rõ thủ tục, gặp khó khăn trong việc hoàn chỉnh hồ sơ thì để tránh tốn phí và mất thời gian, việc nhờ đến sự tư vấn của chuyên gia là giải pháp hiệu quả nhất.

Công ty dịch vụ sẽ hỗ trợ doanh nghiệp đăng ký thành lập doanh nghiệp tại tiểu bang mà doanh nghiệp muốn thành lập công ty và hướng dẫn thủ tục, lập và nộp hồ sơ. Vạn Luật – chuyên tư vấn thành lập công ty tại nước ngoài, đặc biệt là thành lập công ty tại Mỹ sẽ giúp doanh nghiệp một cách tận tình trong vấn đề này

Để được tư vấn cụ thể, liên lạc với chúng tôi:

Mọi thông tin chi tiết quý khách vui lòng liên hệ:

SĐT: 091 6655 698

Email: lienhe@vanluat.vn

hoặc có thể đến trực tiếp đến Văn phòng chúng tôi theo địa chỉ sau:

CÔNG TY VẠN LUẬT 
HÀ NỘI:P803 Tòa N01T3, Khu Ngoại Giao Đoàn, phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm – Hà Nội
TP.HCM:22B, đường 25, phường Bình An, Quận 2 – TP.HCM
HOTLINE: 02473 023 698

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Reach us on WhatsApp
1
[twwr-whatsapp-chat id="2978"]