Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 được thông qua tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV ngày 17/6/2020 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 (trừ Khoản 3 Điều 75 và Khoản 2 Điều 76 Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17/6/2020 là có hiệu lực từ ngày 01/09/2020).
XEM THÊM: Dự án không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Vừa qua, Luật Đầu tư 2020 mới được thông qua thay thế cho Luật Đầu tư 2014 được kỳ vọng sẽ đem đến những cú hích lớn nhằm đón luồng vốn đầu tư lớn chuyển vào Việt Nam trong thời gian tới. Chúng tôi thử điểm qua những vấn đề mới của Luật đầu tư 2020 đồng thời đánh giá những lợi ích mà nhà đầu tư được hưởng theo quy định mới.
Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 được ban hành với mục tiêu cơ bản là nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả thu hút đầu tư phù hợp với quy hoạch, định hướng phát triển ngành, lĩnh vực, địa bàn, trên cơ sở bảo đảm an ninh, quốc phòng, phát triển bền vững và bảo vệ môi trường; tiếp tục bảo đảm thực hiện đẩy đủ, nhất quán quyền tự do kinh doanh của người dân, doanh nghiệp trong những ngành, nghề mà Luật không cấm, đồng thời tháo gỡ vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh.
Trên cơ sở đó, Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 có 05 nhóm điểm mới nổi bật sau:
- Về phạm vi điều chỉnh và nguyên tắc áp dụng Luật Đầu tư số 61/2020/QH14: Nhằm khắc phục những bất cập, chồng chéo giữa các Luật liên quan đến đầu tư kinh doanh, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật, Luật này đã phân định rõ phạm vi điều chỉnh, nguyên tắc áp dụng Luật Đầu tư và các Luật có liên quan.
- Về ngành, nghề đầu tư kinh doanh: Luật đã bổ sung hoạt động “kinh doanh dịch vụ đòi nợ” vào Danh mục ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh; cắt giảm 22 ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện bất hợp lý, gây cản trở quá trình gia nhập thị trường của người dân, doanh nghiệp. Danh mục ngành, nghề tiếp cận thị trường của nhà đầu tư nước ngoài được xây dựng theo cách tiếp cận “chọn bỏ” nhằm nâng cao tính minh bạch, khả thi trong việc áp dụng cam kết về mở cửa thị trường của Việt Nam theo các FTA thế hệ mới. Ngoài ra, Luật bổ sung các quy định đối với danh mục ngành nghề cấm đầu tư ra nước ngoài và danh mục ngành nghề đầu tư ra nước ngoài có điều kiện.
- Về ngành, nghề và chính sách ưu đãi đầu tư: Luật đã sửa đổi, bổ sung một số ngành, nghề ưu đãi đầu tư nhằm bảo đảm thu hút đầu tư có chọn lọc, chất lượng và bổ sung quy định cho phép Thủ tướng Chính phủ áp dụng ưu đãi đặc biệt để tạo cơ chế, chính sách đủ sức hấp dẫn, kịp thời thu hút dòng vốn FDI đang dịch chuyển nhanh chóng trong bối cảnh hiện nay. Đồng thời, Luật cũng bổ sung thêm hình thức ưu đãi đầu tư mới: “Khấu hao nhanh, tăng mức chi phí được trừ khi tính thu nhập chịu thuế”, bên cạnh 03 hình thức ưu đãi đã được quy định tại Luật Đầu tư 2016.
- Về thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư và thực hiện dự án đầu tư, Luật này đã hoàn thiện một số nội dung theo hướng:
Một là, phân định rõ nguyên tắc, điều kiện áp dụng từng hình thức lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất, gồm: (i) đấu giá quyền sử dụng đất; (ii) đấu thầu lựa chọn nhà đẩu tư; (iii) chấp thuận nhà đầu tư, chủ trương đẩu tư theo Luật Đầu tư.
Hai là, áp dụng thổng nhất thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư đối với các dự án xây dựng nhà ở và đô thị để tránh trùng lặp về thẩm quyền, thủ tục chấp thuận đầu tư đối với các dự án này.
Ba là, phân cấp cho UBND cấp tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư đối với dự án sân gôn, dự án có quy mô vốn 5.000 tỷ đồng trở lên; không áp dụng thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư đối với dự án của cá nhân, hộ gia đình.
Bốn là, mở rộng quyền tự chủ của nhà đầu tư trong quá trình thực hiện dự án đầu tư (như quyền chia, tách, sáp nhập, chuyên nhượng, điều chính dự án….).
Năm là, điều chỉnh quy định về nơi nộp hồ sơ dự án đầu tư; Theo đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư là đầu mối tiếp nhận hồ sơ đối với các dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ.
Ngoài ra, Luật đã bổ sung quy định giao Chính phủ quy định chi tiết các hình thức đầu tư mới nhằm bảo đảm thích ứng với các mô hình, phương thức tổ chức kinh doanh mới đang phát triển nhanh chóng dưới tác động của Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
– Về quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư: Luật đã hoàn thiện các công cụ cần thiết nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đầu tư, bảo đảm an ninh, quốc phòng; góp phần hạn chế tình trạng chuyển giá, trốn thuế và xử lý các trường hợp đầu tư chui, đầu tư núp bóng…/.
XEM THÊM: Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đầu tư tại Việt Nam
Một số khuyến nghị về Luật đầu tư năm 2020
Hiện tại, vì sắp có hiệu lực pháp luật nên chắc chắn trong tương lai, Luật Đầu tư 2020 sẽ được hướng dẫn bởi các văn bản dưới luật. Trong đó, theo ý kiến của tác giả bài viết, có những vấn đề nổi bật cần phải có sự hướng dẫn cụ thể như sau:
– Cần có văn bản hướng dẫn cụ thể về các tiêu chí đánh giá điều kiện tiếp cận thị trường, điều kiện đầu tư, kinh doanh và các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, đặc biệt là tiêu chí về quốc phòng, an ninh quốc gia.
– Cần có văn bản hướng dẫn cụ thể đối trường hợp nhà đầu tư được cấp giấy chứng nhận đầu tư/giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo Luật Đầu tư 2005 hoặc Luật Đầu tư 2014, hoạt động trong các lĩnh vực có điều kiện hoặc hạn chế đầu tư theo Luật Đầu tư 2020 để hạn chế tối đa việc gián đoạn thực hiện dự án đầu tư, dẫn đến các hệ lụy khác trong quá trình đầu tư, kinh doanh.
– Cần quy định rõ hơn về trình tự, thủ tục đăng ký ưu đãi đầu tư, bám sát quy định tại Điều 20 và Khoản 4, Điều 75 của Luật Đầu tư 2020.
– Cần có hướng dẫn cụ thể đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 50% đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư/giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trước năm 2021.
– Việc áp dụng các quy định mới của Luật Đầu tư 2020 phải có tính thống nhất giữa Thủ tướng chính phủ, các bộ, ngành và cơ quan thẩm duyệt dự án đầu tư để đảm bảo việc xem xét thẩm định dự án đầu tư diễn ra theo một trình tự nhất định, trành trường hợp đùn đẩy trách nhiệm giữa các cơ quan, gây lãng phí thời gian và tài chính của nhà đầu tư, làm trì hoãn kế hoạch đầu tư, kinh doanh và cơ hội cạnh tranh trên thị trường.
– Cần quy định cụ thể và chi tiết để hoàn thiện quy định tại Điều 48, như đã phân tích tại Mục 6, Phần 1 của bài viết.
Luật Đầu tư 2020 đã “cởi trói” và thúc đẩy những ý tưởng đầu tư táo bạo với quy mô lớn, đem lại lợi nhuận cho thị trường Việt Nam, nhưng đồng thời cũng đề ra một khung pháp lý vững chắc để phòng ngừa những trường hợp lợi dụng hoạt động đầu tư để thu lợi bất chính, ngăn chặn lợi ích nhóm và việc nhập cảnh, cư trú phi pháp, ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh. Tuy nhiên, vẫn cần có những văn bản dưới luật hướng dẫn cụ thể và chi tiết hơn đối với những vấn đề mà Luật Đầu tư 2020 còn chưa quy định rõ.
Để được tư vấn cụ thể, liên lạc với chúng tôi:
Mọi thông tin chi tiết quý khách vui lòng liên hệ:
SĐT: 091 6655 698
Email: lienhe@vanluat.vn
hoặc có thể đến trực tiếp đến Văn phòng chúng tôi theo địa chỉ sau:
CÔNG TY VẠN LUẬT
HÀ NỘI:P803 Tòa N01T3, Khu Ngoại Giao Đoàn, phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm – Hà Nội
TP.HCM:22B, đường 25, phường Bình An, Quận 2 – TP.HCM
HOTLINE: 02473 023 698