Quy định về đầu tư ra nước ngoài, Đầu tư ra nước ngoài là việc nhà đầu tư đưa vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác từ Việt Nam ra nước ngoài để tiến hành hoạt động đầu tư, Sau hơn 30 năm hội nhập và phát triển, đến nay Việt Nam không chỉ là một quốc gia tiếp nhận đầu tư hàng đầu trong khu vực mà còn vươn lên trở thành quốc gia có nhiều doanh nghiệp, dự án đầu tư ra nước ngoài. Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính chung trong 10 tháng đầu năm 2019, tổng vốn đầu tư Việt Nam ra nước ngoài cấp mới và tăng thêm đạt 411,92 triệu USD.

XEM THÊM: Thẩm quyền điều chỉnh các dự án đầu tư trong và ngoài khu công nghiệp đà nẵng

Hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài được hiểu là nhà đầu tư Việt Nam thực hiện thành lập hoặc tham gia góp vốn vào tổ chức kinh tế ở nước ngoài, trực tiếp điều hành, quản trị tổ chức kinh tế ở nước ngoài, sử dụng tiền, máy móc, thiết bị để thực hiện góp vốn. Vậy khi thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài các nhà đầu tư phải có những lưu ý gì với quy định mới của Luật đầu tư năm 2020, chúng tôi sẽ chỉ ra qua bài viết dưới đây.

Đầu tư ra nước ngoài

+   Nhà đầu tư được đầu tư ra nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam và của nước tiếp nhận đầu tư.

+   Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư ra nước ngoài và bảo vệ lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư Việt Nam ở nước ngoài theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

+   Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư được tiếp cận các nguồn vốn tín dụng trên cơ sở bình đẳng, không phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế; bảo lãnh vay vốn đối với các dự án đầu tư ra nước ngoài trong các lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư.

Nghị định 83/2015/NĐ-CP quy định về đầu tư ra nước ngoài

Số hiệu: 83/2015/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 25/09/2015 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Bổ sung các ngành, nghề bị cấm đầu tư ra nước ngoài

Được quy định cụ thể tại Điều 53 Luật đầu tư năm 2020 bao gồm: (1) Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh quy định tại Điều 6 Luật đầu tư năm 2020 và các điều ước quốc tế có liên quan; (2) ngành, nghề có công nghệ, sản phẩm thuộc đối tượng cấm xuất khẩu theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại thương; (3) ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.

Việc ghi nhận này vừa hướng đến việc tuân thủ nguyên tắc đầu tư nói chung, chống lại các hoạt động đầu tư gây ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống kinh tế – văn hóa- xã hội cũng như các hiệp ước Việt Nam tham gia ký kết, là thành viên. Vì vậy, trước khi thực hiện đầu tư ra nước ngoài, các nhà đầu tư cần rà soát, đối chiếu ngành nghề dự định đầu tư với Điều 6 Luật đầu tư năm 2020, các điều ước quốc tế có liên quan, danh sách cấm xuất khẩu theo quy định của pháp luật về ngoại thương và danh sách ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh của nước tiếp nhận đầu tư để lựa chọn ngành nghề đầu tư phù hợp nhất.

Quy định mới về đầu tư ra nước ngoài năm 2022
Quy định mới về đầu tư ra nước ngoài năm 2022

Quy định mới về vốn đầu tư ra nước ngoài

Ngày 25/9/2015, Chính phủ ban hành Nghị định 83/2015/NĐ-CP quy định về đầu tư ra nước ngoài.

Theo đó, có một số nội dung mới nổi bật như sau:

Vốn đầu tư ra nước ngoài thể hiện dưới các hình thức:

– Ngoại tệ trên tài khoản tại tổ chức tín dụng được phép hoặc mua tại tổ chức tín dụng được phép hoặc ngoại hối từ nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định pháp luật.

– Đồng Việt Nam phù hợp với pháp luật về quản lý ngoại hối của Việt Nam.

– Máy móc, thiết bị; vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu, hàng hoá thành phẩm, hàng hoá bán thành phẩm.

– Giá trị quyền sở hữu công nghiệp, bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ, dịch vụ kỹ thuật, quyền sở hữu trí tuệ, thương hiệu.

– Các tài sản hợp pháp khác.

Đồng thời quy định cụ thể về trình tự, thủ tục cấp, điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài đối với dự án thuộc diện phải có quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài; dự án không thuộc diện phải có quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài.

Nghị định 83/2015/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày ký và thay thế Nghị định 78/2006/NĐ-CP .

Lĩnh vực khuyến khích, cấm đầu tư ra nước ngoài

+   Nhà nước Việt Nam khuyến khích các tổ chức kinh tế tại Việt Nam đầu tư ra nước ngoài đối với những lĩnh vực xuất khẩu nhiều lao động; phát huy có hiệu quả các ngành, nghề truyền thống của Việt Nam; mở rộng thị trường, khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên tại nước đầu tư; tăng khả năng xuất khẩu, thu ngoại tệ.

+   Nhà nước Việt Nam không cấp phép đầu tư ra nước ngoài đối với những dự án gây phương hại đến bí mật, an ninh quốc gia, quốc phòng, lịch sử, văn hoá, thuần phong mỹ tục của Việt Nam.

XEM THÊM: Thủ tục thành lập chi nhánh công ty 100% vốn nước ngoài

Điều kiện đầu tư ra nước ngoài

+   Để được đầu tư ra nước ngoài theo hình thức đầu tư trực tiếp, nhà đầu tư phải có các điều kiện sau đây:

–    Có dự án đầu tư ra nước ngoài;

–    Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam;

–    Được cơ quan nhà nước quản lý đầu tư cấp Giấy chứng nhận đầu tư.

+   Việc đầu tư ra nước ngoài theo hình thức đầu tư gián tiếp phải tuân thủ các quy định của pháp luật về ngân hàng, chứng khoán và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

+   Việc sử dụng vốn nhà nước để đầu tư ra nước ngoài phải tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước.

Quyền của nhà đầu tư ra nước ngoài

+   Chuyển vốn đầu tư bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác ra nước ngoài để thực hiện đầu tư theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối sau khi dự án đầu tư được cơ quan có thẩm quyền của nước, vùng lãnh thổ đầu tư chấp thuận.

+   Được hưởng các ưu đãi về đầu tư theo quy định của pháp luật.

+   Tuyển dụng lao động Việt Nam sang làm việc tại cơ sở sản xuất, kinh doanh do nhà đầu tư thành lập ở nước ngoài.

Nghĩa vụ của nhà đầu tư ra nước ngoài

+   Tuân thủ pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư.

+   Chuyển lợi nhuận và các khoản thu nhập từ việc đầu tư ra nước ngoài về nước theo quy định của pháp luật.

+   Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về tài chính và hoạt động đầu tư ở nước ngoài.

+   Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam.

+   Khi kết thúc đầu tư ở nước ngoài, chuyển toàn bộ vốn, tài sản hợp pháp về nước theo quy định của pháp luật.

+   Trường hợp nhà đầu tư chưa chuyển về nước vốn, tài sản, lợi nhuận và các khoản thu nhập từ việc đầu tư ở nước ngoài quy thì phải được sự đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Thủ tục đầu tư ra nước ngoài

+   Dự án đầu tư ra nước ngoài bao gồm:

–    Dự án đăng ký đầu tư là dự án có quy mô vốn đầu tư dưới mười lăm tỷ đồng Việt Nam;

–    Dự án thẩm tra đầu tư là dự án có quy mô vốn đầu tư từ mười lăm tỷ đồng Việt Nam trở lên.

+   Thủ tục đăng ký và thẩm tra đầu tư được quy định như sau:

–    Đối với dự án đăng ký đầu tư, nhà đầu tư đăng ký theo mẫu tại cơ quan nhà nước quản lý đầu tư để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư;

–    Đối với dự án thẩm tra đầu tư, nhà đầu tư nộp hồ sơ theo mẫu tại cơ quan nhà nước quản lý đầu tư để thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư.

Chính phủ quy định cụ thể lĩnh vực khuyến khích, cấm, hạn chế đầu tư ra nước ngoài; điều kiện đầu tư, chính sách ưu đãi đối với dự án đầu tư ra nước ngoài; trình tự, thủ tục và quản lý hoạt động đầu tư ra nước ngoài.

Luật đầu tư năm 2022 bổ sung một số Quy định về đầu tư ra nước ngoài

– Về việc mở tài khoản vốn đầu tư ra nước ngoài (quy định tại Điều 65 Luật đầu tư năm 2020) cụ thể: nhà đầu tư mở tài khoản vốn đầu tư ra nước ngoài tại một tổ chức tín dụng được phép tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối.

– Về việc chuyển lợi nhuận về nước: bổ sung thêm nguyên tắc quá thời hạn (quy định tại Khoản 1 Điều 68 Luật đầu tư năm 2022) mà chưa chuyển lợi nhuận về nước và không thông báo hoặc trường hợp quá thời hạn được kéo dài (quy định tại Khoản 2 Điều 68 Luật đầu tư năm 2020) mà nhà đầu tư chưa chuyển lợi nhuận về nước thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.

– Bổ sung các trường hợp sử dụng lợi nhuận ở nước ngoài (quy định tại Điều 67 Luật đầu tư năm 2020). Nhà đầu tư được phép sử dụng lợi nhuận để thực hiện việc tiếp tục góp vốn đầu tư ở nước ngoài trong trường hợp chưa góp đủ vốn theo đăng ký hoặc tăng vốn đầu tư ra nước ngoài hoặc thực hiện dự án đầu tư mới ra nước ngoài.

#Thực trạng đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam
#Thế nào là đầu tư ra nước ngoài
#Thủ tục đầu tư ra nước ngoài theo Luật đầu tư 2020
#Quy định về đầu tư trực tiếp nước ngoài
#Dự thảo Nghị định về đầu tư ra nước ngoài
#Lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài gồm
#Khái niệm đầu tư ra nước ngoài
#Tại sao phải đầu tư ra nước ngoài

Hoạt động đầu tư quốc tế ngày càng phát triển mạnh mẽ sẽ giúp cho các doanh nghiệp phát huy được thế mạnh của các sản phẩm của doanh nghiệp, đặc biệt là những sản phẩm truyền thống, sản phẩm riêng có của quốc gia. Chính vì vậy, để hạn chế những rủi ro, thách thứ đặc biệt là những khác biệt về văn hóa, pháp luật, môi trường thì các doanh nghiệp cần tuân thủ tốt pháp luật trong nước và pháp luật quốc tế để phòng ngừa những tranh chấp có thể xảy ra trong quá trình đầu tư.

XEM THÊM: Dịch vụ thành lập Chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam

Trên đây là những kiến thức và quy định pháp luật cơ bản về vấn đề Đầu tư ra nước ngoài: (Đầu tư ra nước ngoài, lĩnh vực khuyến khích – cấm đầu tư ra nước ngoài, điều kiện đầu tư ra nước ngoài, quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư ra nước ngoài…). Nhà đầu tư nên tìm hiểu tham khảo Luật Đầu tư và các văn bản có liên quan trước khi lựa chọn hình thức đầu tư.

Để được tư vấn cụ thể, liên lạc với chúng tôi:

Mọi thông tin chi tiết quý khách vui lòng liên hệ:

SĐT: 091 6655 698

Email: lienhe@vanluat.vn

hoặc có thể đến trực tiếp đến Văn phòng chúng tôi theo địa chỉ sau:

CÔNG TY VẠN LUẬT 
HÀ NỘI:P803 Tòa N01T3, Khu Ngoại Giao Đoàn, phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm – Hà Nội
TP.HCM:22B, đường 25, phường Bình An, Quận 2 – TP.HCM
HOTLINE: 02473 023 698

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Reach us on WhatsApp
1
[twwr-whatsapp-chat id="2978"]