Quy định về giấy phép lao động: Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động, thời hạn cấp giấy phép lao động, cấp lại giấy phép lao động, người lao động nước ngoài… Bộ luật Lao động 2019 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021, có một số điểm mới về thủ tục giấy phép lao động cho người nước ngoài cụ thể như sau:

XEM THÊM: Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam ngày nay!

Điều kiện người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam

  • Đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
  • Có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề, kinh nghiệm làm việc; có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
  • Không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc pháp luật Việt Nam;
  • Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ trường hợp không thuộc diện cấp giấy phép lao động.

Cơ sở pháp lý: Điều 151 – Bộ luật Lao động 2019.

– Bộ luật Lao động 2012 (từ Điều 169 đến Điều 175);

– Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 03/02/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;

– Thông tư số 40/2016/TT-BLĐTBXH ngày 25/10/2016 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 03/02/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

– Nghị quyết số 185/2008/NQ-HĐND ngày 06/12/2008 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định mức thu, quản lý và sử dụng lệ phí cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại tỉnh Tiền Giang.

Quy định về giấy phép lao động trong năm 2022
Quy định về giấy phép lao động trong năm 2022

Bổ sung thêm đối tương người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không thuộc diện cấp giấy phép lao động:

Bổ sung thêm trường hợp Người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam và sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam; Các trường hợp giữ vị trí quản lý trong doanh nghiệp yêu cầu có giá trị góp vốn theo quy định của Chính phủ.

Cơ sở pháp lý: Điều 154 – Bộ luật Lao động 2019.

Thời hạn của giấy phép lao động

Thời hạn của giấy phép lao động tối đa là 02 năm, trường hợp gia hạn thì chỉ được gia hạn một lần với thời hạn tối đa là 02 năm.

Cơ sở pháp lý: Điều 155 – Bộ luật Lao động 2019.

Quy định về thủ tục gia hạn giấy phép lao động

Như vậy thủ tục đối với giấy phép sẽ gồm: Cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi (Hiện tại chỉ quy định thủ tục Cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép lao động).

Cơ sở pháp lý: Điều 157 – Bộ luật Lao động 2019.

Các quy định khác về bản chất không thay đổi nhiều so với các quy định trước ngày 01/01/2021. Hiện tại Bộ luật Lao động 2019 chưa có văn bản hướng dẫn chi tiết. Công ty Luật Vạn Luật sẽ cập nhật các nội dung mới ngay sau khi có văn bản hướng dẫn Bộ luật.

XEM THÊM: Việc thực hiện cam kết tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu hằng năm

Yêu Cầu – Điều Kiện

– Theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 03/02/2016 của Chính phủ, người nước ngoài xin cấp giấy phép lao động phải đáp ứng đủ các điều kiện cụ thể như sau:

+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật.

+ Có sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc.

+ Là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật.

+ Không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài.

+ Được chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc sử dụng người lao động nước ngoài.

– Đối với người lao động nước làm việc theo hình thức thực hiện hợp đồng lao động, sau khi người lao động nước ngoài được cấp giấy phép lao động, người sử dụng lao động và người lao động nước ngoài phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam trước ngày dự kiến làm việc cho người sử dụng lao động.

Quy định rõ khái niệm về chuyên gia, nhà quản lý, giám đốc điều hành:

Bên cạnh những khái niệm về vị trí công việc hiện tại, so với nghị định số 102/2013/NĐ-CP ngày 5/9/2013, Nghị định 11/2016/NĐ-CP (gọi tắt là Nghị định 11) bổ sung thêm khái niệm đối với các vị trí khác mà người lao động nước ngoài đảm nhiệm.

– Người lao động nước ngoài chỉ cần đáp ứng một trong hai điều kiện dưới đây là có thể được xem xét làm việc tại Việt Nam đối với vị trí chuyên gia

  • Có bằng đại học trở lên hoặc tương đương và có ít nhất ba năm kinh nghiệm làm việc trong chuyên ngành được đào tạo. Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định đối với trường hợp đặc biệt.
  • Có văn bản xác nhận là chuyên gia của tổ chức, doanh nghiệp tại nước ngoài

– Người lao động nước ngoài được xem là nhà quản lý, giám đốc điều hành nếu đáp ứng điều kiện sau:

  • Nhà quản lý là người quản lý doanh nghiệp theo quy định tại khoản18 điều 4 Luật Doanh nghiệp hoặc là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu của tổ chức
  • Giám đốc điều hành là người đứng đầu và trực tiếp điều hành đơn vị trực thuộc cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp

XEM THÊM: Giấy phép lao động là gì ? Điều kiện xin Giấy phép lao động

Các trường hợp cấp lại giấy phép lao động

Đối với trường hợp giấy phép lao động còn thời hạn ít nhất 5 ngày, nhưng không quá 45 ngày thì được cấp lại (quy định cũ không đề cập trường hợp này). Nghị định này thay thế Nghị định số 102/2013/NĐ-CP ngày 5/9/2013 của Chính phủ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Reach us on WhatsApp
1
[twwr-whatsapp-chat id="2978"]