Nền kinh tế Việt Nam có môt xuất phát điểm là một quốc gia nông nghiệp lạc hậu, bị tàn phá nặng nề do các cuộc chiến tranh liên tiếp và sau đó là hàng loạt những chính sách trừng phạt cấm vận. Tuy nhiên, trong 30 năm trở lại đây, kinh tế Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ nhờ những chính sách đổi mới đúng đắn. Việt Nam đã chuyển mình từ một đất nước nông nghiệp nghèo trở thành một đất nước có thu nhập trung bình-thấp. GDP của Việt Nam tăng ổn định từ 5 – 10% trong 15 năm qua.
XEM THÊM: Thành lập chi nhánh công ty có vốn đầu tư nước ngoài
Trong tình hình phức tạp của Covid – 19, Việt Nam vẫn có mức tăng trưởng đạt 2,4% trong năm 2020. Với lợi thế là một đất nước đông dân, nhân lực ở nước ta được coi là một quốc gia với lực lượng lao động dồi dào, hợp lý và có tay nghề tương đối cao, Việt Nam đã đang trở thành một điểm đến lý tưởng cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư thương mại. Chính vì thế, Vạn Luật xin gửi đến độc giả tổng quan quy trình, thủ tục đầu tư vào Việt Nam cho người nước ngoài.
Đầu tư ở Việt Nam
Đầu tư ở Việt Nam có nhiều hình thức cho cá nhân/tổ chức nước ngoài có thể lựa chọn để tham gia đầu tư, có thể liệt kê ra những phương án như:
- Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
- Doanh nghiệp liên doanh
- Mua cổ phần ở những công ty đã có ở Việt Nam
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC)
- Dự án hợp tác công tư (PPP)
- Văn phòng đại diện
- Chi nhánh
Trong phạm vi bài viết này, Vạn Luật sẽ thông tin về quy trình, thủ tục đầu tư được lựa chọn nhiều nhất, chính là thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Doanh nghiệp nước ngoài là doanh nghiệp có 100% vốn thuộc sở hữu của người nước ngoài, không giới hạn về số lượng nhà đầu tư. Nhà đầu tư có thể lựa chọn các hình thức công ty như Công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH) hay Công ty Cổ phẩn (CTCP). Nhìn chung, doanh nghiệp nước ngoài được phép hoạt động ở rất nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, khác với doanh nghiệp trong nước được phép kinh doanh ở mọi lĩnh vực trừ những lĩnh vực Nhà nước cấm, doanh nghiệp nước ngoài chỉ được kinh doanh ở những lĩnh vực Nhà nước cho phép. Chính phủ Việt Nam cập nhật luôn danh sách này theo thời gian.
Trước khi thành lập được một công ty nước ngoài tại Việt Nam, nhà đầu tư phải được sự thấp thuận của Nhà nước Việt Nam bằng việc đăng ký cấp Giấy chứng nhận đầu tư (IRC). Việc đăng ký cấp giấy phụ thuộc vào lĩnh vực cũng như quy mô đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài.
Cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Trước khi có thể đăng ký thành lập doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài phải đăng ký cấp IRC từ cơ quan Nhà nước liên quan đến dự án đầu tư. Các dự án có tác động lớn đến môi trường, xã hội, hoặc năm trong các khu vực đặc biệt thì cần thêm sự chấp thuận bằng văn bản của Quốc Hội, Thủ tướng Chính Phủ hoặc Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh có dự án. Để đăng ký cấp IRC nhà đầu tư cần một bộ hồ sơ đầy đủ về dự án mà mình muốn đầu tư ở Việt Nam,bao gồm:
– Một bản kế hoạch chi tiết về kế hoạch đầu tư ở Việt Nam (nếu là thành lập công ty 100% vốn nước ngoài thì chính công ty phải nằm trong kế hoạch đầu tư).
– Tài liệu chứng minh tư cách pháp lý của nhà đầu tư – Bản sao chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu (Áp dụng trong trường hợp nhà đầu tư là cá nhân); Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Áp dụng đối với trường hợp nhà đầu tư là pháp nhân).
– Nhà đầu tư chuẩn bị bản Đề xuất dự án đầu tư (quy mô, vốn…)
– Bản sao một trong các tài liệu sau:
– Báo cáo tài chính 02 (hai) năm gần nhất của nhà đầu tư
– Cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ
– Cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính
– Bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư
Cơ quan cấp phép (thường sẽ là Sở Kế hoạch đầu tư cấp tỉnh hoặc Giám đốc khu công nghiệp, khu chế xuất) sẽ đánh giá hồ sơ IRC thông qua các ngành nghề tham gia đầu tư, mức độ góp vốn, tính khả thi của phương án kinh doanh đề xuất và yêu cầu nhà đầu tư nước ngoài cung cấp và giải trình ở các hạng mục. Nếu dự án đã được cấp DIP, nhà đầu tư có thể trực tiếp đăng ký cấp IRC mà không cần giải trình thêm, Giấy chứng nhận được tư sẽ được cấp sau khoảng 5 ngày làm việc bởi cơ quan cấp phép. Các trường hợp không cần cấp DIP, cơ quan cấp phép đầu tư nước ngoài sẽ xử lý hồ sơ sau khi đáp ứng đủ các điều kiện trong vòng 15 ngày để cấp IRC.
XEM THÊM: Thủ tục thành lập chi nhánh công ty 100% vốn nước ngoài
Tuy nhiên, đối với một số hoạt động đầu tư thuộc thẩm quyền của các bộ cụ thể (Cơ quan thuộc Chính phủ cấp quốc gia) như Bộ thông tin và truyền thông hay Bộ Y tế thì cơ quan cấp phép thường sẽ liên hệ với các cơ quan đó để xin ý kiến. Nhiều trường hợp phải xin ý kiến của nhiều Bộ. Việc tham vấn này thường tốn thời gian vì chúng liên quan đến việc đệ trình các bằng văn bản theo thủ tục hành chính từ cơ quan cấp phép đến các bộ liên quan, các bộ cũng có thể yêu cầu tham vấn chéo. Thời gian xử lý thực tế của đăng ký cấp IRC thường vượt quá khung thời gian quy định của pháp luật chủ yếu là vì lý do này.
Thành lập doanh nghiệp và hoạt động
Sau khi đã nhận được IRC, nhà đầu tư nước ngoài mới có thể đăng ký cấp Giấy phép thành lập Doanh nghiệp (ERC) để có thể thành lập một doanh nghiệp nước ngoài nhằm thực hiện những dự án đã đăng ký đầu tư. Thủ tục thành lập doanh nghiệp giờ có thể thực hiện giống việc thành lập doanh nghiệp trong nước, bao gồm nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp lên Phòng đăng ký doanh nghiệp (trực tiếp hoặc trực tuyến). Thời gian xử lý hồ sơ doanh nghiệp nước ngoài thường từ một đến hai tuần kể từ ngày được chấp nhận hồ sơ. Sau khi đã hoàn thành hai văn bản pháp lý cơ bản, doanh nghiệp phải thực hiện các thụ tục khác để đủ điều kiện đi vào hoạt động.
3.1. Đăng ký con dấu
Một doanh nghiệp không bị bắt buộc phải có con dấu. Tuy nhiên hệ thống hành chính của Việt Nam vẫn yêu cầu một công ty khi có văn bản gửi cơ quan nhà nước trong thời gian hoạt động phải có một con dấu thực hoặc chữ ký số.
3.2. Tài khoản ngân hàng
Công ty có vốn nước ngoài bắt buộc phải mở ít nhất một tài khoản ngân hàng ở ngân hàng thương mại đang có mặt ở Việt Nam, trong đó ít nhất một tài khoản ngân hàng vốn đầu tư trực tiếp trong trường hợp doanh nghiệp có tỷ lệ sở hữu nước ngoài từ 51% trở lên.
3.3. Các giấy phép liên quan đến nhân viên của doanh nghiệp nước ngoài
Nhân viên nước ngoài làm trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cần có Giấy phép lao động, được cấp bởi Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, và thẻ cư trú bởi Sở Di trú. Các nhà đầu tư trong công ty TNHH là nhân viên, vừa là thành viên trong Hội đồng thành viên của công ty và thành viên của Hội đồng quản trị của CTCP có vốn điều lệ tối thiểu là 3 tỷ VND (»130.000USD) có thể yêu cầu miễn giấy phép lao động.
3.4. Đăng ký với cơ quan Bảo hiểm xã hội
Doanh nghiệp bất kỳ muốn hoạt động đều phải đăng ký với Cơ quan bảo hiểm xã hội để tuân thủ các yêu cầu về đóng Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp và Bảo hiểm xã hội của người lao động.
3.5. Đăng ký và đóng thuế với cơ quan Thuế
Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, công ty có vốn đầu tư nước ngoài đồng thời phải nộp thông báo thành lập doanh nghiệp cho Sở Thuế nơi đặt trụ sở doanh nghiệp để được cung cấp Mã số Thuế (MST) của doanh nghiệp và nộp thuế môn bài. Doanh nghiệp sẽ được miễn thuế môn bài trong năm tài chính đầu tiên, từ năm thứ hai trở đi, ngoài thuế thu nhập doanh nghiệp (thường ở mức 20%) doanh nghiệp sẽ phải nộp thêm thuế môn bài (1.000.000VND đối với doanh nghiệp có vốn điều lệ dưới 10 tỷ VND, 2.000.000VND đối với doanh nghiệp có vốn điều lệ trên 10 tỷ VND)
XEM THÊM: Dịch vụ thành lập Chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam
Trên đây là thông tin tổng quan về thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam. Nhìn chung với chính sách phát triển mở cửa và khuyến khích người nước ngoài tham gia đầu tư trong nước, Việt Nam là một địa điểm lý tưởng để nhà đầu tư nước ngoài đầu tư những năm trở lại đây. Mặc dù còn nhiều bất cập, chồng chéo về mặt thủ tục hành chính, nhà đầu tư có thể chọn một công ty uy tín có thể giúp nhà đầu tư hoàn thành các vấn đề liên quan đến thành lập công ty một cách suôn sẻ. Nếu còn vướng mắc nào cần giải đáp về vấn đề này, bạn hãy liên hệ đến Vạn Luật để được hỗ trợ.
#Người nước ngoài thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam
#Người nước ngoài không được tham gia quản lý doanh nghiệp ở Việt Nam
#Một cá nhân người nước ngoài có the thành lập loại hình doanh nghiệp nào trên lãnh thổ Việt Nam
#Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thành lập doanh nghiệp
#Người nước ngoài có được thành lập doanh nghiệp tư nhân không
#Thủ tục đăng ký kinh doanh cho người nước ngoài
#Công ty nước ngoài thành lập công ty con tại Việt Nam
#Danh sách các công ty nước ngoài tại Việt Nam