Bắc Giang là một địa phương nhỏ song với vị trí địa lý thuận lợi, định hướng phát triển phù hợp, địa phương đang là điểm đến thu hút của nhiều nhà đầu tư trong nước và cả nước ngoài. Trước khi đến kinh doanh, các nhà đầu tư thường có xu hướng thăm dò địa bàn, thị trường dân cư trước để đưa ra phương án đầu tư phù hợp. Thành lập văn phòng đại diện là lựa chọn hàng đầu của thương nhân nước ngoài trước khi muốn đầu tư vào Bắc Giang. Bài viết dưới đây của Vạn Luật sẽ giới thiệu thủ tục để một thương nhân nước ngoài thành lập văn phòng đại diện ở Việt Nam.

XEM THÊM: Thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Bà Rịa – Vũng Tàu

Cơ sở pháp lý:

  1. Luật thương mại 2005
  2. Nghị định 07/2016/NĐ-CP quy định chi tiết luật thương mại về văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam.

Theo quy định tại khoản 6, điều 3 Luật thương mại 2005: Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam là đơn vị phụ thuộc của thương nhân nước ngoài, được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam để tìm hiểu thị trường và thực hiện một số hoạt động xúc tiến thương mại mà pháp luật Việt Nam cho phép. Các hoạt động xúc tiến thương mại được Luật thương mại quy định bao gồm: là hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ, bao gồm hoạt động khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ và hội chợ, triển lãm thương mại.

Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Bắc Giang có quyền

  • Hoạt động đúng mục đích, phạm vi và thời hạn được quy định trong giấy phép thành lập Văn phòng đại diện;
  • Thuê trụ sở, thuê, mua các phương tiện, vật dụng cần thiết cho hoạt động của Văn phòng đại diện;
  • Tuyển dụng lao động là người Việt Nam, người nước ngoài để làm việc tại Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam;
  • Mở tài khoản bằng ngoại tệ, bằng đồng Việt Nam có gốc ngoại tệ tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam và chỉ được sử dụng tài khoản này vào hoạt động của Văn phòng đại diện;
  • Có con dấu mang tên Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Các bước thành lập văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài tại Bắc Giang
Các bước thành lập văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài tại Bắc Giang

Tuy nhiên, văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài sẽ có các nghĩa vụ sau:

  • Không được thực hiện hoạt động sinh lợi trực tiếp tại Việt Nam.
  • Chỉ được thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại trong phạm vi mà pháp luật cho phép.
  • Không được giao kết hợp đồng, sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã giao kết của thương nhân nước ngoài, trừ trường hợp Trưởng Văn phòng đại diện có giấy uỷ quyền hợp pháp của thương nhân nước ngoài hoặc các trường hợp quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 17 của Luật thương mại 2005.
  • Nộp thuế, phí, lệ phí và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.

– Báo cáo hoạt động của Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam.

  1. Hồ sơ thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam.
  2. a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện theo mẫu của Bộ Công Thương do đại diện có thẩm quyền của thương nhân nước ngoài ký;
  3. b) Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài;
  4. c) Văn bản của thương nhân nước ngoài cử/bổ nhiệm người đứng đầu Văn phòng đại diện;
  5. d) Bản sao báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc văn bản xác nhận tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế hoặc tài chính trong năm tài chính gần nhất hoặc giấy tờ có giá trị tương đương do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập cấp hoặc xác nhận, chứng minh sự tồn tại và hoạt động của thương nhân nước ngoài trong năm tài chính gần nhất;

đ) Bản sao hộ chiếu hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (nếu là người Việt Nam) hoặc bản sao hộ chiếu (nếu là người nước ngoài) của người đứng đầu Văn phòng đại diện;

  1. e) Tài liệu về địa điểm dự kiến đặt trụ sở Văn phòng đại diện bao gồm:

– Bản sao biên bản ghi nhớ hoặc thỏa thuận thuê địa điểm hoặc bản sao tài liệu chứng minh thương nhân có quyền khai thác, sử dụng địa điểm để đặt trụ sở Văn phòng đại diện;

– Bản sao tài liệu về địa điểm dự kiến đặt trụ sở Văn phòng đại diện.

Tài liệu quy định tại Điểm b, Điểm c, Điểm d và Điểm đ (đối với trường hợp bản sao hộ chiếu của người đứng đầu Văn phòng đại diện là người nước ngoài)  phải dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam. Tài liệu quy định tại Điểm b phải được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài chứng nhận hoặc hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.

XEM THÊM: Thành lập văn phòng đại diện nước ngoài tại Bình Dương

Thủ tục thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam.

Thương nhân nước ngoài nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến Cơ quan cấp Giấy phép nơi dự kiến đặt Văn phòng đại diện.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra và yêu cầu bổ sung nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ. Việc yêu cầu bổ sung hồ sơ được thực hiện tối đa một lần trong suốt quá trình giải quyết hồ sơ.

Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan cấp Giấy phép cấp hoặc không cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện cho thương nhân nước ngoài. Trường hợp từ chối cấp phép phải có văn bản nêu rõ lý do, trừ trường hợp đặc biệt dưới đây:

Trường hợp nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện không phù hợp với cam kết của Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài không thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;  và trường hợp việc thành lập Văn phòng đại diện chưa được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành, Cơ quan cấp Giấy phép gửi văn bản lấy ý kiến của Bộ quản lý chuyên ngành trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến của Cơ quan cấp Giấy phép, Bộ quản lý chuyên ngành có văn bản nêu rõ ý kiến đồng ý hoặc không đồng ý cấp phép thành lập Văn phòng đại diện. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến của Bộ quản lý chuyên ngành, Cơ quan cấp Giấy phép cấp hoặc không cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện cho thương nhân nước ngoài. Trường hợp không cấp phép phải có văn bản nêu rõ lý do.

XEM THÊM: Thành lập văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài tại Bình Phước

Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép: Sở Công thương tỉnh Bắc Giang

Thành lập văn phòng điều hành có rất nhiều ưu điểm đặc biệt đối với một thương nhân nước ngoài đang muốn tìm hiểu thị trường Việt Nam: thủ tục đơn giản, nhanh chóng gia nhập cũng như rút khỏi thị trường; có con dấu riêng; không phải kê khai thuế. Tuy nhiên bên cạnh ưu điểm là các nhược điểm như không được phát hành hóa đơn, không được phép thực hiện hoạt động kinh doanh trực tiếp.

Để được tư vấn cụ thể hơn về hồ sơ, trình tự thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại tỉnh Bắc Giang, quý vị đừng ngần ngại liên hệ với Vạn Luật, chúng tôi luôn có đội ngũ chuyên viên tư vấn chuyên nghiệp cho quý vị trong nhiều lĩnh vực khác nhau bao gồm đầu tư kinh doanh, sở hữu trí tuệ, dân sự,… Xin chân thành cảm ơn!

Trích dẫn quy định pháp luật từ nguồn: thuvienphapluat.vn.

Để được tư vấn cụ thể, liên lạc với chúng tôi:

Mọi thông tin chi tiết quý khách vui lòng liên hệ:

SĐT: 0919 123 698

Email: lienhe@vanluat.vn

hoặc có thể đến trực tiếp đến Văn phòng chúng tôi theo địa chỉ sau:

CÔNG TY VẠN LUẬT 
HÀ NỘI:P803 Tòa N01T3, Khu Ngoại Giao Đoàn, phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm – Hà Nội
TP.HCM:22B, đường 25, phường Bình An, Quận 2 – TP.HCM
HOTLINE: 02473 023 698

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Reach us on WhatsApp
1
[twwr-whatsapp-chat id="2978"]