Thủ tục đầu tư nước ngoài vào việt nam :Với sự hiểu biết toàn diện và đầy đủ về pháp luật cũng như môi trường kinh doanh, Công ty Vạn Luật có thể cung cấp cho khách hàng các tư vấn hữu ích nhất trong các lĩnh vực đầu tư nước ngoài vào Việt Nam

XEM THÊM: Cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam

Có thể phân biệt về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam là hình thức đầu tư bao gồm việc đầu tư tài sản tài chính dài hạn của cá nhân hoặc pháp nhân nước ngoài đầu tư tại Việt Nam gắn liền với quyền quản lý kinh doanh pháp nhân được đầu tư nguồn vốn nước ngoài. Ngược lại đầu tư gián tiếp nước ngoài đơn thuần chỉ bao gồm đầu tư về tài sản tài chính nhưng không tham gia vào quá trình quản lý kinh doanh tại Việt Nam. Các hình thức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam như sau:

  • Đầu tư thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm: Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc doanh nghiệp có một phần vốn của nhà đầu tư nước ngoài (hay còn gọi là doanh nghiệp liên doanh):
  • Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp doanh nghiệp đã thành lập tại Việt Nam;
  • Đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP;
  • Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.

Để giúp nhà đầu tư, với đội ngũ chuyên viên tư vấn làm việc lâu năm có nhiều kinh nghiệp trong lĩnh vực này Luật Minh Anh sẽ tư vấn các giải pháp giúp khách hàng hoàn thiện thủ tục đầu tư một cách dễ dàng và nhanh chóng nhất với chi phí hợp lý nhất.

Thủ tục đầu tư nước ngoài vào Việt Nam:

  1. Thủ tục xin quyết định chủ trương đầu tư

+ Theo quy định tại Điều 30, 31, 32 Luật đầu tư năm 2014 đối với các dự án đầu tư mà phải xin quyết định chủ trương đầy tư của Quốc Hội, Thủ tướng Chính Phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh thì các chủ đầu tư phải thực hiện thủ tục xin quyết định chủ trương đầu tư phù hợp với quyền hạn của các cơ quan có thẩm quyền này với trình tự thủ tục quy định tại Điều 33, 34, 35 Luật đầu tư năm 2014.
+ Nếu các dự án không thuộc các trường hợp tại điều 30, 31, 32 Luật đầu tư năm 2014 thì nhà đầu tư không phải thực hiện thủ tục xin quyết định chủ trương.
Như vậy, nếu các nhà đầu tư muốn thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam, việc đầu tiên là phải xem dự án đầu tư có phải xin quyết định chủ trương của Quốc Hội, Thủ tướng Chính Phủ, Ủy ban nhân dân Tỉnh không. Nếu thuộc thì đầu tiên, phải thực hiện thủ tục xin quyết định chủ trương đầu tư theo quy định theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Thủ tục đầu tư nước ngoài vào Việt Nam - Vanluat.com
Thủ tục đầu tư nước ngoài vào Việt Nam – Vanluat.com
  1. Thủ tục đăng ký đầu tư

Theo Điều 36 khoản 1, 2 Luật đầu tư 2014 quy định về trường hợp thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là:

1. Các trường hợp phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:

a) Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;

b) Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này.

2. Các trường hợp không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:

a) Dự án đầu tư của nhà đầu tư trong nước;

b) Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật này;

c) Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế.”

  • Trình tự cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo Điều 37 Luật đầu tư 2014:

+ Đối với dự án đầu tư thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư, trong thời hạn 05 năm làm việc kể từ ngày nhận được văn bản quyết định chủ trương đầu tư thì cơ quan đăng ký đầu tư là Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cáo, khu kinh tế hoặc Sở kế hoạch và đầu tư phải cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư.

+ Còn với trường hợp dự án đầu tư không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư thì nhà đầu tư nộp hồ sơ theo khoản 1 Điều 33 cho cơ quan đăng ký đầu tư và trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan đăng ký đầu tư cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc từ chối cấp bằng văn bản nêu rõ lý do.

– Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:

+ Nếu nhà đầu tư thành lập doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế thì Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư.

+ Nếu các dự án nằm ngoài các khu trên thì Sở kế hoạch và đầu tư có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư.

XEM THÊM: Thủ tục nhà đầu tư nước ngoài đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần góp vốn tại Đà Nẵng

  1. Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp:

Sau khi thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư, nếu nội dung dự án đầu tư là thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam thì các nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành khác. Loại hình doanh nghiệp có thể là một trong các loại hình sau:

Công ty TNHH một thành viên, trong trường hợp nếu chỉ có một nhà đầu tư góp vốn và  nhà đầu tư đó chính là chủ sở hữu của công ty.

Công ty hợp danh/Công ty cổ phần/Công ty TNHH hai thành viên trở lên, nếu có từ hai nhà đầu tư góp vốn trở lên, riêng loại hình công ty cổ phần là phải có 3 nhà đầu tư góp vốn trở lên.

  • Trình tự đăng ký doanh nghiệp (Điều 27 Luật doanh nghiệp 2014)

Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền gửi hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tới Cơ quan đăng ký kinh doanh. Sau 03 ngày làm việc, cơ quan đăn ký kinh doanh có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc phải thông báo từ chối bằng văn bản nếu có căn cứ.

Lưu ý đặc biệt:

Để có Giấy phép kinh doanh hồ sơ của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cần xin ý kiến thẩm tra của Bộ Công Thương. Tuy nhiên, qua tiếp nhận hồ sơ của nhiều khách hàng của Vạn Luật, chúng tôi thấy nhiều doanh nghiệp nước ngoài khi hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, phân phối hàng hóa chưa có giấy phép này (lý do chủ yếu lại được thông báo là do không được công ty luật tư vấn trước đó tư vấn nội dung này). Đây thực sự là vấn đề đáng nói do sự tác trách thậm chí là thiếu hiểu biết của nhiều tư vấn viên, các công ty tư vấn (thông thường không phải là luật sư, không phải là công ty luật) ảnh hưởng xấu tới hình ảnh của luật sư Việt Nam với doanh nhân nước ngoài khi thực hiện thủ tục pháp lý tại Việt Nam.

Để tránh các rủi ro trong quá trình sử dụng dịch vụ pháp lý khi thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kinh doanh về xuất nhập khẩu, phân phối hàng hóa. Chúng tôi khuyến cáo nhà đầu tư cần yêu cầu các đơn vị tư vấn, công ty luật khi cung cấp dịch vụ pháp lý thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kinh doanh về xuất nhập khẩu, phân phối hàng hóa cần hoàn thiện cho khách hàng đủ 03 giấy tờ pháp lý như sau:

  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  • Giấy phép kinh doanh (Lưu ý: khác với Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của mục 2). Đây là giấy phép chỉ cấp cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kinh doanh về xuất nhập khẩu, phân phối hàng hóa.

Đối với nhà đầu tư nước ngoài mua lại phần vốn góp của doanh nghiệp Việt Nam có kinh doanh về xuất nhập khẩu, phân phối hàng hóa. Cần thực hiện các thủ tục và hoàn thiện các hồ sơ pháp lý sau:

  • Thông báo đáp ứng điều kiện mua phần vốn góp đối với nhà đầu tư nước ngoài (do Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp);
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (đã có thông tin của người nước ngoài là chủ sở hữu trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc dữ liệu cập nhật trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp).
  • Giấy phép kinh doanh (Lưu ý: khác với Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của mục 2). Đây là giấy phép chỉ cấp cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kinh doanh về xuất nhập khẩu, phân phối hàng hóa.

XEM THÊM: Thủ tục điều chỉnh vốn đối với dự án tại Nghệ An

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện việc khắc dấu pháp nhân công ty và thông báo mẫu con dấu theo hướng dẫn của cơ quan đăng ký kinh doanh trước khi đưa con dấu vào sử dụng.

Để được tư vấn cụ thể, liên lạc với chúng tôi:

Mọi thông tin chi tiết quý khách vui lòng liên hệ:

SĐT: 091 6655 698

Email: lienhe@vanluat.vn

hoặc có thể đến trực tiếp đến Văn phòng chúng tôi theo địa chỉ sau:

CÔNG TY VẠN LUẬT 
HÀ NỘI:P803 Tòa N01T3, Khu Ngoại Giao Đoàn, phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm – Hà Nội
TP.HCM:22B, đường 25, phường Bình An, Quận 2 – TP.HCM
HOTLINE: 02473 023 698

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Reach us on WhatsApp
1
[twwr-whatsapp-chat id="2978"]