Thủ tục đầu tư ra nước ngoài – Với bề dày kinh nghiệm trong việc tư vấn cho các doanh nghiệp về thủ tục đầu tư nước ngoài, hỗ trợ nhà đầu tư Việt Nam giải quyết các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện đầu tư góp phần vào sự thành công của doanh nghiệp. Vạn Luật trân trọng giới thiệu dịch vụ tư vấn thủ tục đầu tư ra nước ngoài chính xác, cam kết tiết kiệm thời gian và chi phí của quý khách.
Đầu tư ra nước ngoài là việc nhà đầu tư chuyển vốn; hoặc thanh toán mua một phần hoặc toàn bộ cơ sở kinh doanh; hoặc xác lập quyền sở hữu để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh ngoài lãnh thổ Việt Nam; đồng thời trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư đó.
I. Các hình thức đầu tư ra nước ngoài
- Thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư;
- Thực hiện hợp đồng BCC ở nước ngoài;
- Mua lại một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của tổ chức kinh tế ở nước ngoài để tham gia quản lý và thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại nước ngoài;
- Mua, bán chứng khoán, giấy tờ có giá khác hoặc đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài;
- Các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.
II. Các loại dự án đầu tư ra nước ngoài
1. Dự án không thuộc diện chấp thuận chủ trương, có vốn đầu tư ra nước ngoài dưới 20 tỷ đồng.
2. Dự án không thuộc diện chấp thuận chủ trương, có vốn đầu tư ra nước ngoài trên 20 tỷ đồng (Xin ý kiến của Ngân hàng nhà nước Việt Nam).
3. Dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương của Thủ tướng chính phủ:
- (Dự án thuộc lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, báo chí, phát thanh, truyền hình, viễn thông có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 400 tỷ đồng trở lên;
- Dự án đầu tư không thuộc ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, báo chí, phát thanh, truyền hình, viễn thông có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 800 tỷ đồng trở lên).
4. Dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương của Quốc Hội:
- Dự án có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 20.000 tỷ đồng trở lên;
- Dự án yêu cầu áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định
1. Các tư vấn thủ tục đầu tư ra nước ngoài quan trọng của Vạn Luật
– Tư vấn điều kiện, hình thức, các vấn đề pháp lý về đầu tư ra nước ngoài;
– Tư vấn nhà đầu tư thực hiện cấp Giấy phép đầu tư nước ngoài;
– Tư vấn điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài;
– Soạn thảo hồ sơ, tài liệu cần thiết cho việc xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài.
– Đại diện khách hàng nộp hồ sơ và nhận kết quả tại cơ quan có thẩm quyền.
XEM THÊM: Trình bày các hình thức đầu tư ra nước ngoài theo pháp luật hiện hành
2. Hồ sơ khách hàng cung cấp cho Vạn Luật
STT | TÊN GIẤY TỜ | Số lượng | QUY CÁCH |
1 | Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Đối với nhà đầu tư là tổ chức)/ Chứng minh nhân dân/ thẻ căn cước công dân/ Hộ chiếu. (Đối với nhà đầu tư là cá nhân). |
02 | Bản sao có chứng thực |
2 | Văn bản cam kết tự thu xếp ngoại tệ kèm xác nhận số dư tài khoản ngoại tệ của nhà đầu tư; Hoặc, Văn bản cam kết thu xếp ngoại tệ của tổ chức tín dụng (ngân hàng) cho nhà đầu tư. (Có số tiền tương đương số vốn dự kiến đầu tư ra nước ngoài) [Theo mẫu quy định] |
01 | Bản chính |
3 | Văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư tính đến thời điểm nộp hồ sơ dự án đầu tư. | 01 | Bản chính |
4 | Báo cáo tài chính của doanh nghiệp của năm trước liền kề hoặc đến thời điểm nộp hồ sơ. (Đối với nhà đầu tư là tổ chức). | 01 | Bản sao đóng dấu công ty |
5 | Tài liệu xác định địa điểm thực hiện dự án đầu tư (nếu dự án thuộc một trong các trường hợp sau đây): 1. Các dự án đầu tư sau đây phải có tài liệu xác nhận địa điểm thực hiện dự án đầu tư: a) Dự án năng lượng; b) Dự án nuôi, trồng, đánh bắt, chế biến sản phẩm nông, lâm nghiệp, thủy hải sản; c) Dự án đầu tư trong lĩnh vực khảo sát, thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản; d) Dự án đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất, chế biến, chế tạo; đ) Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh bất động sản, cơ sở hạ tầng. 2. Tài liệu xác nhận địa điểm thực hiện dự án đầu tư gồm một trong các loại sau: a) Giấy phép đầu tư hoặc văn bản có giá trị tương đương của quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư, trong đó có nội dung xác định địa điểm và quy mô sử dụng đất; b) Quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền; c) Hợp đồng trúng thầu, thầu khoán hoặc hợp đồng giao đất, cho thuê đất; hợp đồng hợp tác đầu tư, kinh doanh, trong đó xác định rõ địa điểm, quy mô sử dụng đất; d) Thỏa thuận nguyên tắc về việc giao đất, cho thuê đất, thuê địa điểm kinh doanh, thỏa thuận hợp tác đầu tư, kinh doanh của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền tại quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư |
01 | Bản sao có chứng thực Hợp pháp hóa lãnh sự Dịch sang Tiếng Việt |
Lưu ý: – Trường hợp dự án có vốn đăng ký chuyển ra nước ngoài bằng ngoại tệ tương đương 20 tỷ đồng trở lên thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo quy định. |
* Thời gian thực hiện: 30-45 ngày làm việc.
Nếu quý khách cảm thấy khó khăn trong việc tìm hiểu thủ tục đầu tư ra nước ngoài, các chuyên gia của Vạn Luật sẵn sàng hỗ trợ bằng dịch vụ chuyên nghiệp.
Quyết định đầu tư ra nước ngoài
Đối với dự án đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, khoa học và công nghệ, nhà đầu tư nộp văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, Luật chứng khoán, Luật khoa học và công nghệ, Luật kinh doanh bảo hiểm.
8. Giấy ủy quyền cho nhân viên Vạn Luật đi nộp hồ sơ
IV. Thẩm Quyền:
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
V. Thời gian thực hiện thủ tục:
- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ hoặc có nội dung cần phải làm rõ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ để hoàn thiện hồ sơ.
- Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đối với dự án có vốn đăng ký chuyển ra nước ngoài bằng ngoại tệ tương đương 20 tỷ đồng trở lên và không thuộc dự án quyết định chủ trương đầu tư của QH và CP, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có ý kiến bằng văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Quá thời hạn trên mà Bộ không nhận được văn bản trả lời, thì được hiểu là NHNNVN đã chấp thuận hồ sơ dự án đầu tư.
- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ theo quy định, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài.
TÓM LẠI VẤN ĐỀ: Trên đây là các quy định của pháp luật Việt Nam về thủ tục đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Bên cạnh đó, nhà đầu tư cần tìm hiểu kĩ pháp luật của nước tiếp nhận hồ sơ để thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài được nhanh chóng.
#Ví dụ về thủ tục đầu tư ra nước ngoài
#Thủ tục đầu tư ra nước ngoài theo Luật đầu tư 2022
#Thủ tục đầu tư ra nước ngoài
#Chấm dứt dự án đầu tư ra nước ngoài
#Hướng dẫn đầu tư ra nước ngoài
#Các dự An đầu tư ra nước ngoài
#Thủ tục đầu tư trong nước
#Các hình thức đầu tư ra nước ngoài