Long An là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và là cửa ngõ nối liền Đông Nam Bộ với khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Là tỉnh duy nhất của miền Tây nối liền cửa ngõ Thành phố Hồ Chí Minh. Long An là thị trường tiềm năng cho các nhà đầu tư muốn phát triển kinh doanh, thời gian gần đây Long An thu hút một lượng lớn các nhà đầu tư nước ngoài thành lập dự án tại các khu công nghiệp lớn ở Long An
Các nhà đầu tư nước ngoài muốn thành lập công ty ở Long an cần thực hiện thủ tục theo quy định của pháp luật. Bài viết đươi đây, Vạn Luật sẽ cung cấp cho quý khách hàng những thông tin cơ bản nhất về trình tự, thủ tục đầu tư kinh doanh tại Long An cho những nhà đầu tư nước ngoài
XEM THÊM: Thủ tục thành lập văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài tại Thái Bình
Các hình thức đầu tư vào Long An
+ Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế
+ Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp
+ Thực hiện dự án đầu tư
+ Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC
Thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân tỉnh Long An
+ Dự án đầu tư có đề nghị nhà nước giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá, đấu thầu hoặc nhận chuyển nhượng
+ Dự án đầu tư nhà ở
+ Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh sân gôn
+ Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài thực hiện tại đảo và xã, phường, thị trấn biên giới
+ Các dự and ầu tư thực hiện tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ công, khu kinh tế phù hợp với quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất.. chấp thuận chủ trương đầu tư
XEM THÊM: Thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Đà Nẵng
Hồ sơ thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư
Hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư do nhà đầu tư đề xuất bao gồm:
+ Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư, gốm cả cam kết chịu mọi chi phí, rủi ro nếu dự án không được chấp thuận
+ Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư
+ Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư gồm ít nhất một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư
+ Đề xuất dự án đầu tư gồm các nội dung chủ yếu sau: nhà đầu tư hoặc hình thức lựa chọn nhà đầu tư, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ thực hiện, thông tin về hiện trạng sử dụng đất tại địa điểm thực hiện dự án và đề xuất nhu cầu sử dụng đất (nếu có), nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án, đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Trường hợp pháp luật về xây dựng quy định lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì nhà đầu tư được nộp báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thay cho đề xuất dự án đầu tư;
+Trường hợp dự án đầu tư không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc tài liệu khác xác định quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
+ Nội dung giải trình về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định, lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;
+ Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC;
+ Tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư, yêu cầu về điều kiện, năng lực của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật (nếu có).
Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần:
+ Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
+ Điều lệ công ty.
+ Danh sách thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; danh sách cổ đông sáng lập và danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.
+ Bản sao các giấy tờ sau đây:
- a) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
- b) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
Đối với thành viên, cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
- c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
+ Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
+ Điều lệ công ty.
+ Bản sao các giấy tờ sau đây:
- a) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
- b) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ sở hữu công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước); Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
Đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
- c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Trình tự, thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư
+ Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan đăng ký đầu tư gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm định của cơ quan nhà nước có liên quan đến nội dung thẩm định quy định tại Điều 33 của Luật này.
+ Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến thẩm định về nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình, gửi cơ quan đăng ký đầu tư.
+ Trong thời hạn 25 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan đăng ký đầu tư lập báo cáo thẩm định gồm các nội dung thẩm định quy định tại Điều 33 của Luật này, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
+ Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ và báo cáo thẩm định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư, trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
XEM THÊM: Thủ tục thay đổi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ở Vĩnh Phúc
Trên đây, là nội dung tư vấn của Vạn Luật về thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư vào Long An của nhà đầu tư nước ngoài. Nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì, vui lòng liên hệ với Vạn Luật để được đội ngũ chuyên viên tư vấn nhiệt tình và chu đáo.
Để được tư vấn cụ thể, liên lạc với chúng tôi:
Mọi thông tin chi tiết quý khách vui lòng liên hệ:
SĐT: 0919 123 698
Email: lienhe@vanluat.vn
hoặc có thể đến trực tiếp đến Văn phòng chúng tôi theo địa chỉ sau:
CÔNG TY VẠN LUẬT
HÀ NỘI:P803 Tòa N01T3, Khu Ngoại Giao Đoàn, phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm – Hà Nội
TP.HCM:22B, đường 25, phường Bình An, Quận 2 – TP.HCM
HOTLINE: 02473 023 698