Bên cạnh dịch vụ tư vấn hỗ trợ hoạt động đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, Vạn Luật còn cung cấp dịch vụ tư vấn đầu tư ra nước ngoài lần đầu cho các tổ chức, cá nhân.. Đầu tư ra nước ngoài hiện nay vừa là thách thức cũng vừa là cơ hội cho các nhà đầu tư Việt Nam,có thể phát triển nền kinh tế thị trường,khẳng định vị thế trên trường quốc tế.
XEM THÊM: Hoạt động đầu tư ra nước ngoài
Kinh tế hội nhập mở rộng không chỉ có Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam mà các Nhà đầu tư Việt Nam cũng đang muốn tìm kiếm cơ hội để khai thác, phát triển và mở rộng thị trường ra nước ngoài. Với nhiều năm kinh nghiệm Vạn Luật luôn sẳn sàng cung cấp đến các Nhà đầu tư trong nước những tư vấn pháp lý hữu ích nhất liên quan đến thủ tục Đầu tư ra nước ngoài để Nhà đầu tư có một góc nhìn cụ thể về bức tranh hội nhập đầu tư ra nước ngoài.
Để có thể đầu tư ra nước ngoài,các nhà đầu tư phải tiến hành các thủ tục để được cấp phép,quản lý,chúng tôi xin tư vấn thủ tục đầu tư ra nước ngoài như sau :
Đối tượng áp dụng
1. Nhà đầu tư thuộc diện được tiến hành thủ tục đầu tư ra nước ngoài.
a) Tổ chức kinh tế thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp;
b) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập và hoạt động theo quy định tại Luật Hợp tác xã;
c) Tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo Luật Các tổ chức tín dụng;
d) Hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật, cá nhân mang quốc tịch Việt Nam;
đ) Các tổ chức khác thực hiện đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2. Các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
Vốn đầu tư ra nước ngoài :
Vốn đầu tư ra nước ngoài thể hiện dưới các hình thức sau:
1. Ngoại tệ trên tài khoản tại tổ chức tín dụng được phép hoặc mua tại tổ chức tín dụng được phép hoặc ngoại hối từ nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
2. Đồng Việt Nam phù hợp với pháp luật về quản lý ngoại hối của Việt Nam.
3. Máy móc, thiết bị; vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu, hàng hóa thành phẩm, hàng hóa bán thành phẩm.
4. Giá trị quyền sở hữu công nghiệp, bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ, dịch vụ kỹ thuật, quyền sở hữu trí tuệ, thương hiệu.
5. Các tài sản hợp pháp khác
Khách hàng nên liên hệ để được hỗ trợ,tư vấn thủ tục đầu tư ra nước ngoài,đặc biệt về vấn đề vốn,do đây là vấn đề quan trọng nhưng phức tạp,nhất là với những nhà đầu tư mới.
Ngôn ngữ sử dụng trong hồ sơ đầu tư ra nước ngoài :
1. Hồ sơ dự án đầu tư, các văn bản, báo cáo gửi cơ quan nhà nước Việt Nam được làm bằng tiếng Việt.
2. Trường hợp hồ sơ dự án đầu tư ra nước ngoài có tài liệu được làm bằng tiếng nước ngoài thì nhà đầu tư nộp bản sao hợp lệ tài liệu bằng tiếng nước ngoài kèm theo bản dịch tiếng Việt.
3. Trường hợp tài liệu trong hồ sơ dự án đầu tư bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài thì bản tiếng Việt được sử dụng để thực hiện thủ tục hành chính về đầu tư.
XEM THÊM: Thủ tục đầu tư ra nước ngoài
Hồ sơ :
1. Dự án đầu tư ra nước ngoài thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương của Thủ tướng Chính phủ theo quy định tại Khoản 2 Điều 54 của Luật Đầu tư lập hồ sơ theo quy định tại Điều 55 của Luật Đầu tư.
2. Tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý của nhà đầu tư quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 55 của Luật Đầu tư gồm một trong các giấy tờ sau đây: Giấy phép đầu tư; hoặc Giấy chứng nhận đầu tư; hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; hoặc quyết định thành lập.
3. Tài liệu xác định địa điểm thực hiện dự án đầu tư quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 55 của Luật Đầu tư được áp dụng đối với các dự án quy định tại Điều 8 của Nghị định này.
4. Văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư tính đến thời điểm nộp hồ sơ dự án đầu tư theo quy định tại Khoản 5 Điều 58 của Luật Đầu tư.
* Những hoạt động nhà đầu tư cần thực hiện sau khi được cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài:
+ Chuyển tiền đầu tư ra nước ngoài:
Sau khi nhận được Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài, nhà đầu tư cần thực hiện các thủ tục để chuyển tiền ra nước ngoài.
Các bước cần thực hiện như sau:
Bước 1: Mở tài khoản Vốn tại Ngân hàng Thương mại Việt Nam sau khi có giấy phép đầu tư. Ngân hàng làm xác nhận thông tin tài khoản Vốn: số tài khoản, ngoại tệ, tên Ngân hàng.
Bước 2: Nộp Giấy Phép Đầu Tư và Thư Xác nhận thông tin Tài Khoản Vốn kèm hồ sơ lên Ngân hàng Nhà Nước để xin cấp Thư Chấp Thuận Giao Dịch Ngoại Hối. Thời gian dự kiến: 10 ngày.
Bước 3: Nộp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài và Thư Chấp Thuận Giao Dịch Ngoại Hối để kích hoạt tài khoản Vốn và thực hiện giao dịch chuyển khoản ra nước ngoài.
Để chuyển tiền ra nước ngoài đầu tư, Ngân hàng sẽ yêu cầu các giấy tờ sau:
- Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài do Bộ Kế hoạch và Đầu Tư tại Việt Nam cấp;
- Thư chấp thuận giao dịch Ngoại hối được cấp bởi Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam;
- Giấy tờ chứng minh nguồn gốc khoản tiền chuyển đi đầu tư;
- Giao dịch thực hiện thông qua Tài khoản vốn bằng đồng ngoại tệ được mở tại Ngân hàng thương mại Việt Nam theo tiến độ góp vốn đã đăng ký tại giao dịch ngoại hối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
+ Báo cáo nội dung dự án đầu tư:
Nhà đầu tư cần thực hiện tất cả các chế độ báo cáo bằng văn bản và thông qua tài khoản của hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư như sau:
Chế độ báo cáo | Nội dung báo cáo | Cơ quan tiếp nhận báo cáo | Thời hạn báo cáo |
Thông báo hoạt động đầu tư tại nước ngoài | Gửi thông báo bằng văn bản về việc thực hiện đầu tư tại nước ngoài kèm theo văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc tài liệu chứng minh quyền tiếp nhận đầu tư tại nước tiếp nhận đầu tư
(Mẫu 09 đính kèm) |
– Bộ Kế hoạch và Đầu Tư;
– Ngân hàng nhà nước Việt Nam; – Cơ quan đại diện Việt Nam tại nước tiếp nhận đầu tư |
Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày dự án đầu tư được cấp phép tại nước tiếp nhận đầu tư |
Báo cáo định kỳ tình hình hoạt động | Gửi thông báo bằng văn bản
(Mẫu số 10 đính kèm) |
– Bộ Kế hoạch và Đầu Tư;
– Ngân hàng nhà nước Việt Nam; – Cơ quan đại diện Việt Nam tại nước tiếp nhận đầu tư |
Định kỳ hàng quý, hàng năm. |
Báo cáo định kỳ về tài chính | Gửi thông báo bằng văn bản kèm báo cáo tài chính hoặc tài liệu có giá trị tương đương
(Mẫu số 11 đính kèm) |
– Bộ Kế hoạch và Đầu Tư;
– Ngân hàng nhà nước Việt Nam; – Cơ quan đại diện Việt Nam tại nước tiếp nhận đầu tư; – Bộ tài chính; |
– Trong vòng 06 tháng kể từ ngày có báo cáo quyết toán thuế hoặc văn bản pháp lý tương đương của dự án đầu tư tại nước tiếp nhận đầu tư |
Dịch vụ của Vạn Luật :
– Tư vấn lĩnh vực đầu tư,thị trường đầu tư.
– Tư vấn thủ tục đầu tư ra nước ngoài
– Thực hiện hoạt động xin cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài thay cho khách hàng.
Ngoài việc tư vấn thủ tục đầu tư ra nước ngoài,chúng tôi còn tiến hành tư vấn luật doanh nghiệp qua điện thoại,qua thư,mail và tư vấn trực tiếp nếu khách hàng đến tận nơi.
Như vậy, với những nguồn thông tin trên, Công ty Vạn Luật và Cộng sự hi vọng rằng đã cung cấp cho Quý khách hàng những kiến thức bổ ích và những hiểu biết sâu sắc về những việc cần thiết phải thực hiện để đăng ký dự án đầu tư ra nước ngoài.
#Thủ tục đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam
#Thủ tục đầu tư ra nước ngoài theo Luật đầu tư 2020
#Ví dụ về thủ tục đầu tư ra nước ngoài
#Thực trạng đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam
#Thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài
#Thủ tục đầu tư trong nước
#Các hình thức đầu tư ra nước ngoài
#Thủ tục đầu tư sang Lào